Các bạn đã học qua các bài học gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm để ôn lại lý thuyết về các bài học này có các dạng câu hỏi về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi hoặc gương cầu lõm. So sánh tính chất của chúng…Ôn lại lý thuyết sau:
Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
Ứng dụng gương phẳng :
ứng dụng của gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình, hiệu làm tóc, gương chiếu hậu.
Gương phẳng còn dùng nhiều trong kính nha khoa, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm.
Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn) và nhỏ hơn vật
- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
- Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì
Ứng dụng của gương cầu lồi
Làm gương chiếu hậu ôtô, xe máy. Hay làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm
- một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo (không hứng được trên màn) và lớn hơn vật.
- Tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm và tâm của gương.
+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
- Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật
Ứng dụng gương cầu lõm
Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm vật dụng thiết bị y tế, làm gương trang điểm, làm các pha đèn pin, đèn ô tô, chế tạo kính thiên văn.