trấn trạch nhà mới

Trấn trạch là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi xây nhà, mở công ty. Vậy khi trấn trạch mang lại cho ta những điều gì? Khi nào cần thực hiện lễ trấn trạch và cần chuẩn bị những gì thì không phải ai cũng biết. Cùng bierelarue tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé.

Trấn trạch là gì?

Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Mục đích của nghi thức trấn trạch chính là giúp ngôi nhà ổn định, tránh các tà khí, tạo vượng khí để gia chủ bình an, khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt.

trấn trạch là gì

Khi nào cần trấn trạch nhà

Trấn trạch nhà mới

Khi xây dựng nhà mới bạn cần phải làm thủ tục trấn trạch để giúp ngôi nhà tránh bị các năng lượng xấu, tà khí xâm nhập. Có như vậy ngôi nhà mới vững chãi, ổn định và mang tới may mắn, thịnh vượng, để cả gia đình có thể yên tâm an cư lạc nghiệp.

trấn trạch nhà mới

Xung quanh nhà có nhiều âm khí

Nếu nhà bạn được xây dựng tại hoặc gần nơi có nhiều âm khí như nghĩa địa, chiến trường, hố chôn tập thể, khu vực thường xuyên xuất hiện tai nạn…thì cũng nên làm lễ trấn trạch. Như vậy có thể tránh âm khí từ bên ngoài xâm nhập vào ngôi nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là con đường công danh sự nghiệp của gia chủ.

mâm cúng trấn trạch

Long mạch tổn thương

Long mạch bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, khiến gia đình lục đục. Vậy nên khi phát hiện ra long mạch đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành trấn trạch để tránh ảnh hưởng xấu đến gia đình.

Long mạch tổn thương

Những thủ tục trấn trạch phổ biến, hiệu quả

Hiện nay, có 3 cách trấn trạch nhà ở phổ biến, thường được áp dụng nhất như sau:

Dùng bùa trấn trạch

Bùa trấn trạch là một loại bùa chú xin từ các pháp sư có tiếng. Sau khi vẽ xong, lá bùa này sẽ được pháp sư đó bái lạy và trình bày rõ ràng là cần cầu xin vị thần nào, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì,…

Dùng bùa trấn trạch

Lưu ý: Khi xin bùa trấn trạch bạn nên tìm đến những vị pháp sư lớn, có tên tuổi và uy tín để đảm bảo xin được bùa linh nghiệm, tránh mất tiền oan cũng như gặp phải tai họa không đáng.

Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủy

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các linh vật hoặc vật phẩm phong thủy để trấn trạch. Vậy linh vật, vật phẩm phong thủy trấn trạch là gì? Đó là các linh vật hoặc vật phong thủy có đủ sức mạnh để trấn áp được những năng lượng xấu, âm khí, tà khí xâm nhập từ bên ngoài.

linh vật con rùa

Ví dụ như:

  • Rồng: Đây là linh vật đứng đầu trong tứ linh, có thể giúp trấn trạch, bảo vệ cho ngôi nhà và sự bình an của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình
  • Rùa đầu rồng: Còn có tên gọi là long quy. Linh vật này là biểu tượng cho trí tuệ, trường thọ và sức mạnh, có thể xua đuổi được tà khí
  • Sư tử đá, chó đá: Nếu để ý bạn sẽ thấy trong các tòa nhà lớn thời xưa, đặc biệt là ở Trung Quốc đều đặt sư tử đá hoặc chó đá trước cổng. Mục đích là để giúp canh cửa, xua đuổi tà khí và các vong hồn tìm tới quấy phá
  • Hồ lô: Bạn cũng có thể sử dụng vật phẩm phong thủy là hồ lô đặt trong nhà, vừa có thể bảo vệ cho gia đình tránh hỏi bệnh tật lại có thể mang tới nguồn sinh khí
  • Gương bát quái: Rất nhiều gia đình Việt hiện đều có treo gương bát quái trong nhà để xua đuổi tà khí và nguồn năng lượng xấu
  • Tỳ hưu: Đây cũng là một vật phẩm phong thủy có thể giúp trấn trạch và mang tới nhiều thuận lợi trong công việc cũng như con đường kinh doanh
  • 8 vật phú quý: Gồm có Liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết, bảo tản, pháp la, bạch cát và pháp luân. Cùng đặt cả 8 vật phú quý này trong nhà sẽ giúp trấn trạch và mang lại may mắn, tiền tài, sự giàu sang, đủ đầy cho gia chủ.

Những lễ vật cần thiết khi chuẩn bị lễ trấn trạch

Mâm lễ

Mâm lễ

Nếu cả gia đình theo Phật thì có thể làm mâm cúng chay. Ngược lại, Tùy vào điều kiện mỗi nhà mà mâm cúng sẽ thịnh soạn hay đơn giản khác nhau. Gia chủ có thể làm mâm cúng chay hoặc nếu làm mâm cúng mặn thì lễ vật phải mua hết ở ngoài và không được sát sinh trong ngày lễ trấn trạch. Cơ bản gồm có :

  • 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô.
  • Bánh bao 5 chiếc.
  • Một đĩa ngũ quả.
  • Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).
  • Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.
  • Một bó nhang.
  • Hai cây đèn cầy.
  • 1000 vàng hoa đỏ, 1000 vàng ngũ phương, 5 Đinh tiền lễ

Linh vật, bùa chú trấn trạch

Ngoài ra bạn cũng cần phải chuẩn bị cả linh vật hoặc bùa chú để trấn trạch. Vị trí đặt linh vật, bùa chú trấn trạch phải đảm bảo phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ người bạn thỉnh linh vật hoặc bùa chú trấn trạch để chọn được vị trí đặt tốt nhất.

Văn khấn trấn trạch

“Nam Mô A Di Đà Phật!

“Nam Mô A Di Đà Phật!

“Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.

Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. ( m lịch) Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ về trấn trạch là gì? Cũng như những phương pháp, thủ tục trấn trạch giúp trừ tà, cầu bình an cho gia đình. Hy vọng đã giúp các bạn có những kiến thức hữu ích, cũng như hiểu rõ hơn về các thủ tục ở Việt Nam.

2/5 - (1 bình chọn)