mn-hoa-tri-may

Mangan có ký hiệu hóa học là: Mn , Mangan nằm trong các nguyên tố có nhiều hóa trị. Vậy Mn hóa trị mấy? đây là những câu hỏi mà học sinh thường gặp phải, để trả lời câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé!

Mangan (Mn) là gì?

Mn là ký hiệu hóa học của Mangan, là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt.

Mangan là kim loại chiếm khoảng 1000 ppm (0,1%) trong vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ 12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố ở đây. Đất chứa 7–9000 ppm mangan với hàm lượng trung bình 440 ppm. Nước biển chỉ chứa 10 ppm mangan và trong khí quyển là 0,01 µg/m3.

Tính chất hóa học của Mangan

Mangan có các tính chất hóa học sau

  • Ở trạng thái ôxi hóa phổ biến của Mn là +2, +3, +4, +6 và +7. Trạng thái ôxy hóa ổn định nhất là Mn là +2.
  • Mangan có tính khử khá mạnh

Mn tác dụng với phi kim

Mangan tác dụng trực tiếp được với nhiều phi kim.

Mn (bột) + O2→ MnO2. (tự bốc cháy)

Mn + Cl2 → MnCl2.

Mn tác dụng với axit

  • Khi mangan tác dụng với HCl và H2SO4 loãng:

Mn (bột) + 2HCl (loãng) → MnCl2 + H2

  • Khi mangan tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc:

Mn + 2H2SO4 (đặc) → MnSO4 + SO2 + 2H2O.

3Mn + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Mn tác dụng với nước

Mn (bột) + 2H2O (hơi) → Mn(OH)2 + H2 .

mn-hoa-tri-may

Mn hóa trị mấy trong bảng tuần hoàn hóa học.

– Mangan kí hiệu là: Mn

– Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Số Proton: 25

+ Nhóm: VIIB

+ Chu kì: 4

Mangan có hóa trị : II, IV, VII…

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s2 [Ar] 3d54s2

– Số hiệu nguyên tử: 25

– Nguyên tử khối: 55 g/mol

– Đồng vị: 52Mn, 53Mn, 54Mn, 55Mn

– Các số OXH phổ biến: +2, +3, +4, +6 và +7.

–  khối lượng riêng là 7,44 g/cm3

– Nhiệt độ nóng chảy Mn là 12450C và sôi ở 20800C

Rate this post