sat-3-oxit

Trong các công thức hóa học các bạn phải nhận biết được công thức hóa học của sắt III oxit, để tìm hiểu về Sắt III oxit là gì?Màu gì? Mời các em cùng xem công thức, cấu tạo cũng như tính chất hóa học của hợp chất sắt III oxit tại đây nhé!

sat-3-oxit

Công thức hóa học của sắt III oxit.

Sắt III oxit gồm 2 nguyên tố Fe kết hơp với 3 nguyên tố O.

Hợp chất sắt (III) oxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +3.

Sắt 3 Oxit là một oxide của sắt.

Công thức hóa học: Fe2O3

Phân tử khối: 160 g/mol.

Sắt III Oxit màu gì? Tính chất vật lỹ của Sắt III Oxit

Sắt 3 Oxit  là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.

  • Khối lượng mol 159,6922 g/mol
  • Hệ số giãn nở nhiệt 12,5×10−6/℃
  • Nhiệt độ nóng chảy 1565 ℃.

Tính chất hóa học của sắt III Oxit

Sắt (III) có tính oxi hoá

–  Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

– Trong pư hoá học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3e, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu:

Fe3+  +  1e → Fe2+

Fe3+  +  3e → Fe

=> Tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Sắt III oxit tác dụng với dung dịch axit tạo ra dung dịch bazơ tạo ra dung dịch muối và nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → 2Fe2(SO4) + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H2 khử thành Fe

Fe2O3 + 3CO →to 3CO2 + 2Fe

Fe2O3 + 3H2 →to 3H2O + 2Fe

Fe2O3 Phản ứng nhiệt nhôm

Fe2O3 + 2Al →to  Al2O3 + 2Fe

Bài tập về sắt III oxit

Bài 1 : Công thức hóa học của sắt (III) oxit là?

A. Fe(OH)2

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe(OH)3

Lời giải

Chọn đáp án: B. Fe2O3

Bài 2  : Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước

Lời giải

Chọn đáp án : B

Rate this post