Fe là ký hiệu của Sắt trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học chúng được ứng dụng rất phổ biến ở cuộc sống hàng ngày. Trong các bài tập phương trình hóa học hay tính hóa trị thì Fe được sử dụng khá nhiều, như vậy Fe hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Fe là bao nhiêu mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Fe (Sắt) Là gì?
Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.
Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao 1540ºC . Sắt Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.
Tính chất hóa học của Sắt
Sắt có đầy đủ tính chất hóa học đặc trưng của kim loại như sau:
Fe tác dụng với phi kim
Fe tác dụng với O2
Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt từ, trong đó Fe có hóa trị (II) và (III).
3Fe + 2O2 (t°) → Fe3O4
Fe Tác dụng với các phi kim khác
Sắt tác dụng với một số phi kim tạo thành muối.
2Fe + 3Cl2 (t°) → 2FeCl3
Fe + S (t°) → FeS
2Fe + 3Br2 (t°) → 2FeBr3
Fe tác dụng với dung dịch axit
Sắt tác dụng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng …) tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 ↑
Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.
Fe tác dụng với dung dịch muối
Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn (như Cu, Ag, Pb…) tạo ra muối Sắt và kim loại mới.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag ↓
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb ↓
Fe hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Fe
Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học thì sắt có:
- Sắt có kí hiệu: Fe
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar]3d64s2
- Số hiệu nguyên tử: 26
- Nguyên tử khối: 56
- Hóa trị của Fe : II, III
- Số proton : 26
- Nhóm: VIIIB
- Sắt chu kì: 4
- Đồng vị: sắt có nhiều đồng vị như 55Fe, 56Fe, 58Fe, 59Fe
- Độ âm điện là : 1,83
Như vậy qua bài viết này hi vọng các bạn có thể hiểu rõ Fe hóa trị mấy và nguyên tử khối của Sắt (Fe) nhé.