Linh kiện điện trở khá phổ biến trên các mạch điện tử bao gồm điện trở vạch màu ở bảng mạch đời cũ và điện trở dán (SMD) ở bảng mạch đời mới. Ở điện trở vòng mầu người ta ký hiệu giá trị điện trở bằng các vạnh màu vì vậy muốn thay thế điện trở tương đương anh chị cần đọc vòng màu điện trở để thay thế cho đúng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc trị số điện trở 3,4,5 vạch màu… Ở điện trở dán người ta ký hiệu bằng chữ số trên thân của điện trở. Như vậy cách đọc giá trị điện trở như thế nào cho đúng?

Bảng vạch màu điện trở

Bảng màu điện trở.

Do linh kiện điện tử rất bé vì vậy đa số người ta sẽ đánh ký hiệu để cho anh chị nhận biết, để đọc đúng trị số điện trở anh chị cần học thuộc bảng vạch màu mà chúng tôi cung cấp đầy đủ dưới đây.

Đen = 0, Nâu = 1; Đỏ = 2; Cam = 3, Vàng = 4; Lục = 5; Lam = 6; Tím = 7; Xám = 8; Trắng = 9; Hoàng Kim sai số 5%, Bạc sai số 10%

Hay nhớ bằng cách khác

Đen không, nâu một, đỏ hai, cam ba, vàng bốn, lục năm, lam sáu, tím bảy, xám tám, chín trắng

cách đọc trị số điện trở vòng màu

cách đọc điện trở 4 vòng màu

Cách điện trở 4 vạch màu:

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta có thể bỏ qua vòng này.

Cach-doc-dien-tro-5-vong-mau

Cách đọc điện trở 5 vạch màu:

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ tư: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ năm: Chỉ giá trị sai số của điện trở, vòng này luôn có khoảng cách xa hơn các vòng khác một chút

Ví dụ 1

Một điện trở gồm các màu   ĐỎ   VÀNG   VÀNG  NGÂN NHŨ

Tương ứng ta sẽ có giá trị:              2        4          4            10%

Ta có kết quả: 24 + 4 số 0 theo sau = 240000 Ôm với sai số 10%

Ví dụ 2 

Một điện trở gồm các màu ĐỎ CAM NÂU VÀNG

Tương ứng ta sẽ có giá trị: 2 3 1 5%

Ta có kết quả: 23 + 1 số 0 theo sau= 230 Ôm với sai số là 5%

Cách đọc trị số điện trở dán ( SMD)

cach-doc-tri-so-dien-tro-dan

Đọc mã 3 chữ số

Điện trở SMD tiêu chuẩn được thể hiện bằng mã 3 chữ số. Hai số đầu tiên sẽ cho biết giá trị thông dụng, và số thứ ba số mũ của mười, có nghĩa là hai chữ số đầu tiên sẽ nhân với số mũ của 10. Điện trở dưới 10Ω không có hệ số nhân, ký tự ‘R’ được sử dụng để chỉ vị trí của dấu thập phân.

  • Điện trở dán được kí hiệu bằng mã 3 chữ số và dấu gạch ngang ngay dưới một trong các chữ số biểu thị thay cho R (dấu thập phân). Ví dụ: 122= 1,2kΩ 1%. Một số nhà sản xuất gạch dưới cả ba chữ số – đừng nhầm lẫn điều này.

Khi ta thấy trên điện trở dán có kí hiệu M, đó là biểu thị cho giá trị milli Ôm .Ví dụ: 1M50 = 1,50mΩ, 2M2 = 2,2mΩ.

220 = 22 x 10^0=22Ω

471 = 47 x 10^1=470Ω

Đọc mã có 4 chữ số

Với điện trở dán SMD 4 chữ số tương tự như mã ba chữ số trước đó, sự khác biệt duy nhất là ba chữ số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị của trở, và số thứ tư là số mũ của 10 hay có thể hiểu có bao nhiêu số 0 để thêm phía sau 3 chữ số đầu tiên. Điện trở dưới 100Ω được biểu thị thêm chữ ‘R’, cho biết vị trí của dấu thập phân.

4700 = 470 x 10^0= 470Ω

2001 = 200 x 10^1= 2000Ω hoặc 2kΩ

Rate this post