cong-thuc-tinh-van-toc-quang-duong-thoi-gian

Công thức tính vận tốc không chỉ áp dụng trong các bài tập mà cách tính vận tốc này các em còn phải ứng dụng ra thực tế rất nhiều. Vì vậy việc nhớ rõ công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian là rất cần thiết. Dưới đây các em có thể tổng hợp đầy đủ công thức tính vận tốc trung bình, cách tính vận tốc tức thời, công thức tính vận tốc góc…

cong-thuc-tinh-van-toc-quang-duong-thoi-gian
Công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian

Khái niệm và đơn vị tính vận tốc

Khái niệm : Vận tốc là tốc độ thay đổi vị trí của một vật trong một hệ quy chiếu nhất định, phụ thuộc vào một hàm thời gian. Nói một cách dễ hiểu hơn thì vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. Đây là đại lượng nhằm thể hiện mức độ nhanh chậm, cũng như chiều của chuyển động.

Đơn vị tính vận tốc: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và thời gian đang xét. Nếu quãng đường tính bằng km và thời gian tính bằng giờ thì đơn vị của vận tốc trong trường hợp này là km/h. Ngoài ra còn có các đơn vị khác như m/s, km/s…

Đổi đơn vị trong vật lý

1m/s= 3,6 km/h
1km/h= 0,28 m/s

Công thức tính vận tốc

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc sẽ được tính theo công thức:

V= S/T.

Trong đó ta có:

  • V: Vận tốc
  • S: Quãng đường vật chuyển động được
  • T: Thời gian để di chuyển hết quãng đường.

Từ công thức này ta sẽ suy ra cách tính quãng đường và thời gian như sau:

Công thức tính quãng đường

Khi biết được vận tốc, thời gian ta có công thức tính quãng đường:

S= V x T.

Công thức tính vận tốc

Khi biết được vận tốc, quãng đường ta có công thức tính thời gian:

T=S / V

Công thức tính vận tốc trung bình

Người ta định nghĩa vận tốc trung bình là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí của vật trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.

cong-thuc-tinh-van-toc-trung-binh

 

 

 

 

 

 

 

 

Công thức tính vận tốc góc

cong-thuc-tinh-van-toc-goc

 

 

 

 

 

 

Công thức tính vận tốc tức thời

Vận tốc tức thời cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động của vật tại một điểm bất kỳ trên đường đi.

cong-thuc-tinh-van-toc-tuc-thoi

 

 

 

 

 

 

Bài tập ví dụ

Ví dụ 1: Một xe máy đi từ A lúc 12 giờ 15 phút và đến B lúc 17 giờ 35 phút. Dọc đường xe máy nghỉ trong 1 giờ 5 phút . Hãy tính vận tốc của xe máy, biết quãng đường AB dài 170 km.

Giải:

Theo đề bài ta có

Thời gian xe đi và nghỉ là:

17 giờ 35 phút – 12 giờ 15 phút = 5 giờ 20 phút

Thời gian xe máy đi là:

5 giờ 20 phút – 1 giờ 5 phút = 4 giờ 15 phút hay 4,25 giờ

Vận tốc của xe máy là:

170 : 4,25 = 40 (km/giờ)

Ví dụ 2 :

Một đoàn tàu di chuyển từ vị trí A đến B với vận tốc 30 km/h.Tiếp tục di chuyển ngược lại từ B về A với vận tốc 45 km/h. Xác định quãng đường AB khi biết rằng thời gian từ B về A ít hơn thời gian đi từ A đến B 40 phút.

Lời Giải: đoàn tàu đi từ A đến B rồi lại di chuyển từ B về A => quãng đường đi và về bằng nhau. Quãng đường bằng nhau có thể suy ra vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch.

Tỉ số giữa vận tốc đi và vận tốc về đoạn đường AB:

30 : 45 = 2/3.

Quãng đường bằng nhau nên có thể suy ra vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch. Tỉ số thời gian đi và thời gian về bằng 3/2.

Thời gian đi từ A đến B là:

40 x 3 = 120 (phút)

Quy đổi từ 120 phút = 2 giờ

Quãng đường AB:

30 x 2 = 60 (km)

Rate this post