Cường độ điện trường
Khái niệm cường độ điện trường
Nếu chúng ta đặt một điện tích Q tại điểm O bất kì. Q sẽ sản sinh ra một điện trường bao quanh nó. Để nghiên cứu về điện trường do Q tạo ra tại điểm M, ta đặt một điện tích q tại đó. Theo định luật Cu-lông, ta có thể kết luật ra nếu q nằm càng xa Q thì lực điện trường tác dụng lên q sẽ càng nhỏ.
Định nghĩa
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
Đơn vị đo cường độ điện trường
Đơn vị đo cường độ điện trường là Volt/m . Viết tắt là : (V/m)
Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm
Trong đó:
- E: Cường độ điện trường tại điểm cần xét
- q: Độ lớn của điện tích gây ra điện trường
- ε0: Hằng số điện môi chân không
- ε: Hằng số điện môi của môi trường cần xét
- r: Khoảng cách từ tâm điện trường tới điểm ta xét
Vecto cường độ điện trường
Vì lực F là đại lượng vectơ, còn điện tích q là đại lượng vô hướng, nên cường độ điện trường E cũng là một đại lượng vectơ.
Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vectơ gọi là vectơ cường độ điện trường. Từ công thức ta có:
Vectơ cường độ điện trường E có:
- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
- Chiều dài (môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ lệ xích nào đó.
Nguyên lý chồng chất cường độ điện trường
Giả sử có hai điện tích điểm Q1 và Q2 gây ra tại điểm M hai vec tơ cường độ điện trường
Nguyên lí chồng chất điện trường: Các điện trường E1 và E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau. Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng hợp của
Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.
Bì tập ví dụ
Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m.
Bài giải