tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo

Môn hóa học các bạn không thể không nhắc đến Bazo, vận bazo là gì? Bazo gồm những chất nào? Tính chất hóa học của Bazo? đây là những lý thuyết mà các em cần phải nhớ để áp dũng vào các bài giải trong môn hóa học và các bài tập thí nghiệm nhé!

tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo

Bazo là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH (Hydroxit).

Ngoài ra, ta cũng có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi ta hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.

Bazơ có công thức chung dạng B(OH)n. Trong đó:

  • B là một kim loại
  • n là hóa trị kim loại.

Tính chất hóa học của Bazo

1) Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với dung dịch axit tạo thành sản phẩm muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Tính chất hóa học này đều đúng cho bazơ tan và bazơ không tan. Chúng đều tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Dung dịch bazơ tác dụng với một số dung dịch muối để tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để phản ứng xảy ra đó là sản phẩm tạo thành có một chất không tan.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

Bazo gồm những chất nào?

Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:

  • Bazơ mạnh như NaOH, KOH, …
  • Bazơ yếu như Fe(OH)3, Al(OH)3…

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

Bazơ tan ( hay gọi là bazơ kiềm ): gồm những bazơ có kim loại liên kết đứng trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2

Bazơ không tan: gồm những bazơ có kim loại liên kết đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Vd: Zn(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3,…

Ngoài ra người ta còn phân bazơ thành các loại sau đây:

Các bazơ kim loại như natri hydroxit (NaOH), nhôm hydroxit…

Amoniac (NH3) và các amin mang tính bazơ.

Các hợp chất có tính bazơ chứa vòng thơm và các bazơ vòng thơm khác (hợp chất chứa vòng vòng thơm là gọi là aren gồm benzen và đồng đẳng)

Rate this post