Bạn đang muốn biết AgNO3 là chất gì? Và các tính chất hóa học của AgNO3 ở bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến anh chị những điều cần biết về công thức hóa học AgNO3 là gì? Các ứng dụng của AgNO3 trong thực tế mà các bạn cần biết nhé!
AgNO3 là gì? Chất gì?
AgNO3 là công thức hóa học của Bạc Nitrat đây là hợp chất phổ biến của Bạc với axit Nitric. Bạc Nitrat là một tinh thể không màu và dễ hòa tan trong nước. Dung dịch AgNO3 thì có chứa một lượng lớn các ion bạc và vậy nó có đặc tính oxi hóa mạnh và có tính ăn mòn.
Tính chất vật lý của AgNO3
- Khối lượng riêng của bạc Nitrat: 5.35 g/cm3
- Điểm sôi của AgNo3: 444 oC (717 K, 831 oF)
- Điểm nóng chảy: 212 oC (485 K, 414 oF)
- Độ hòa tan trong nước: 1220 g/l ở 0 oC, 4400 g/l ở 60 oC và 7330 g/l ở 100 oC
- Nhận biết AgNO3 bằng cách: cho tác dụng với muối NaCl, xuất hiện kết tủa trắng: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
Xem thêm : Tính chất hóa học của Na2O
Tính chất hóa học của AgNO3 và ứng dụng của nó.
Mang tính chất hóa học của muối
AgNO3 tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
AgNO3 tác dụng với kim loại
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
AgNO3 tác dụng với axit
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Ứng dụng của AgNO3
AgNO3 được sử dụng để mạ bạc, phản chiếu, in ấn, y học, nhuộm tóc, thử nghiệm ion clorua, ion bromide và ion iodide…
Ngòa ra bạc nitrat (AgNO3) được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Ngoài ra, bạc nitrat còn dùng để phân biệt các ion nhóm halogen với nhau (trừ AgF)
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3
AgNO3 + HI → AgI + HNO3