Trong các dạng bài tập và phương trình phản ứng hóa học các bạn sẽ gặp các chất phản ứng khi cho oxit axit tác dụng với bazo công thức hóa học là gì và giải bài tập dạng này như thế nào các bạn cùng xem chi tiết ở bài viết sau đây.
Phương trình Oxit Axit tác dụng với Bazo
Oxit axit + bazơ → Muối + nước
+ Oxit: CO2, SO2
+ Dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,Ba(OH)2
Ví dụ
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O : (muối trung hòa)
Nếu CO2 dư : CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 : (muối axit)
Muối sinh ra là muối trung hòa hay muối axit phụ thuộc vào dung dịch NaOH dư hay CO2 dư.
Dung dịch bazơ vừa đủ hoặc dư
Sản phẩm tạo thành : muối trung hòa (Na2CO3, CaCO3, …)
PTHH:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Dữ kiện cho: số mol oxit axit hoặc số mol bazơ.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành.
Bước 4: Từ tỉ lệ số mol theo PTHH tìm số mol có liên quan, rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
Oxit axit dư
Sản phẩm tạo thành:
Muối axit: CO2 dư hoàn toàn.
Muối axit + muối trung hòa : CO2 dư một phần.
PTHH:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 dư : CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (2)
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3↓ + H2O
CO2 dư: CO2 + CaCO3↓ + H2O → Ca(HCO3)2
Dữ kiện cho: Số mol oxit axit, số mol bazơ.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành. Từ pt (1) tìm được số mol muối trung hòa, số mol CO2 dư.
Bước 4: Đặt số mol CO2 dư và muối trung hòa vào pt (2). Xác định CO2 dư hay muối trung hòa dư => Tính số mol các chất liên theo chất phản ứng hết trước.
Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
Bài tập oxit axit tác dụng với bazo
Bài 1 : Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Lời giải
Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.
Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3
PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
0,1 0,1 (mol)
⇒ VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít
– Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.
PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
0,15 0,15 0,15 (mol)
Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol ⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2 (2)
0,05 0,05 (mol)
⇒ VSO2 = (0,15 + 0,05) x 22,4 = 4,48 lít
Bài 2 : Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối tạo thành.
Lời giải
Ta có: nCO2 = 2,2422,4=0,1 (mol)
PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Tỉ lệ 1 2 2 1
P/ư 0,1 ->0,2 ->0,1
Từ PTHH => Muối tạo thành là Na2CO3 (0,1 mol)
=>mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)
Bài 3 : Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Lời giải
Ta có:
nNaOH = CM. V = 1.0,15 = 0,15 (mol)
PTHH:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (1)
Có: 0,1 0,15
P/ư: 0,075 0,15 0,075
Theo PTHH (1) ta thấy: SO2 dư nên số mol tính theo NaOH :
=> nNa2SO3 = 0,2 (mol)
nCO2 p/ư = 0,075 (mol) => nCO2 dư = 0,1 – 0,075 = 0,025 (mol)
CO2 dư : CO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3 (2)
Có : 0,025 0,075
P/ư: : 0,025 0,025 0,05
Theo PTHH (2) ta thấy, Na2SO3 dư nên số mol tính theo SO2:
+ nNaHSO3 = 2nSO2 = 0,025.2 = 0,05 (mol)
+ nNa2SO3 dư = 0,075 – 0,025 = 0,05 (mol)
Dung dịch sau phản ứng gồm : Na2SO3 (0,05 mol), NaHSO3 (0,05 mol)
+ mNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 (g)
+ mNaHSO3 = 0,05 .104 = 5,2 (g)