Tết đến xuân về là dịp mà mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mọi cũng là dịp mà con cháu được quây quần đoàn tụ bên gia đình. Chính vì vậy mà mâm cỗ ngày tết lúc nào cũng được chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng và thịnh soạn nhất. Nó thể hiện sự ấm no, hạnh phúc và niềm mong ước có một năm mới phát tài, phát lộc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả mâm cỗ miền Bắc.

                 Mâm cỗ ngày tết của người Việt Nam

1. Các món ăn truyền thống của người miền Bắc.

1.1. Bánh Chưng.

Nhắc đến món ăn ngày tết của người miền Bắc chúng ta không thể bỏ qua món đầu tiên đó là bánh Chưng. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp ngon dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi quây quần đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về.

          Bánh chưng xanh- món ăn không thể thiếu.

1.2. Xôi gấc.

Món thứ 2 không thể bỏ qua đó là xôi gấc. Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho màu của hạnh phúc lứa đôi, màu của một năm mới thật may mắn. Xôi được nấu từ gạo nếp thơm ngon và được trộn với gấc tươi sau đó cho vào nồi hấp. Khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.

Xôi gấc- đem lại sự may mắn

1.3 Thịt đông.

Món thứ 3 đó là thịt đông. Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Độ ngậy, mát khiến thịt đông trở thành món ăn hấp dẫn không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Khi ăn chúng ta lấy thịt đông ra, dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu sẽ rất hấp dẫn.

Thịt đông- một món ăn hấp dẫn

1.4. Dưa hành.

Các bạn đã nghe qua câu ” Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” chưa? Nhắc đến món ăn truyền thống ngày tết của người miền Bắc chúng ta không thể bỏ qua món dưa hành. Món ăn vô cùng bình dị nhưng nó lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong mâm cỗ Tết. Món dưa hành chua chua cay cay được ăn kèm với bánh chưng và thịt đông vô cùng tuyệt vời.

Dưa hành- món ăn chống ngán.

1.5. Gà luộc.

Nhắc đến món gà luộc thì không phải chỉ đến tết chúng ta mới có mà nó xuất hiện trong tất cả các mâm cỗ của người miền Bắc như cưới hỏi, mừng thọ, hay tân gia… Một món ăn khá là đơn giản phải không các bạn nhưng nó lại không thể thiếu. Từ thời xưa, ông cha ta luôn cho rằng gà đem lại may mắn cho gia chủ. Vị ngọt thơm của thịt gà chấm cùng với muối tiêu chanh mang lại hương vị khó có thể quên được.

Gà luộc- một món ăn quen thuộc

1.6 Giò lụa.

Nguyễn Tuân đã viết:
“Tại sao lại chỉ có cái anh Việt Nam nghĩ ra món giò. Ta có dịp chiêu đãi bạn bè họ nội ngoại quốc tế ai cũng thấy là có mê cái món giò lụa Việt Nam tinh tế nhường ấy thì cũng không có gì là lạ cả. Nhưng rồi cũng cứ phải hỏi xem tại sao Việt Nam ta lại làm ra được cái “trò” giò lụa hấp dẫn đó chứ, nó vẫn lại như câu chuyện quả trứng Cơ-ri-tốp Cô-lôm, nghĩa là ít nhất ban đầu, cũng phải có một anh nào nghĩ ra cái cách đó chứ!”
Giò lụa một trong những món ăn ngày Tết của người Việt, là món ăn được chọn để dâng lên ông bà với ý nghĩa cầu mong “Trong ấm ngoài êm”.
Thứ nhất: “Trong ấm” – Giò lụa được làm từ thịt thăn lợn là chính, nên để giò lụa ngon ngọt, thơm thì phải chọn được thịt thăn tươi ngon và còn ấm thì mới làm được giò lụa ngon.
Thứ hai: “Ngoài êm” – Giò lụa đúng cách phải được bọc bằng 3 lớp lá chuối để bảo quản chả một cách tự nhiên, bên trong là lớp non nhất, bên ngoài là lớp lá xanh già. Nhưng phải lựa lá xanh loại mượt, mềm, không được rách, phải làm sạch sẽ, hong trên hơi nước sôi và lau khô để đảm bảo độ dẻo khi gói, chả được buộc bằng lạt, khéo léo và chắc tay.
Chính vì thế mà Chả lụa có được ý nghĩa “trong ấm ngoài êm”.

Giò lụa- món ăn ” trong ấm ngoài êm”

    Những món ăn được lựa chọn trong ngày Tết ngoài việc để nhà nhà quay quần bên mâm cơm ấm cúng và  chiêu đãi những vị khách ghé thăm chúc Tết. Thì món ăn được lựa chọn trong ngày Tết cũng có những ý nghĩa rất sâu sắc, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dành cho ông bà, trên mâm cỗ mỗi sáng đầu xuân. Và cầu mong ông bà có thể qua những món ăn ấy, phù hộ cho ước nguyện của con cháu. Hi vọng bài viết của chúng tôi làm hài lòng quý độc giả.

Có thể bạn quan tâm

 Cách làm mứt tết ngon dễ làm.

Cách làm bánh bông lan ngon.

Cách nấu chè bưởi ngon

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *