Mỗi dịp tết đến xuân về ngoài bánh chưng xanh câu đối đỏ thì chúng ta không thể không nhắc đến mâm ngũ quả ngày tết. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết là gì? làm thế nào để bày được một mâm ngũ quả đẹp mắt? Mời quý độc giả tham khảo bài viết của chúng tôi nhé.

 Mâm ngũ quả ngày tết 

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết.

Từ xa xưa, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Nó là một trong những thứ quan trọng được bày lên bàn thờ ông bà tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự no ấm đủ đầy.

Với mong muốn một năm no ấm, gia đinh hạnh phúc, an khang thịnh vượng nên nhà nhà đều dâng lên ban thờ tổ tiên một mâm ngũ quả. Ngũ là năm. Ngũ quả là năm loại quả khác nhau tượng trưng cho sự sống tượng trưng cho sự cầu thị một năm được mùa của những người nông dân. Chọn năm thứ quả khác nhau tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi.

Ý nghĩa của các loại quả có trong mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả được bắt nguồn từ đạo Phật. Theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu tượng trưng cho lòng tin, ý chí kiên cường, ghi nhớ, tâm không loạn, và cuối cùng là sáng suốt. Theo đó các loại quả được bày trên mâm ngũ quả có thể là:

  • Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm luôn luôn che chở và bao bọc lẫn nhau.
  • Táo: Tượng trưng cho phú quý,sang giàu.
  • Bưởi: Mong muốn một năm an khang, thịnh vượng.
  • Đu đủ: Mong muốn một năm sung túc, đủ đầy.
  • Lựu: Tượng trưng cho một năm con đàn cháu đống.
  • Cam, quýt: Tượng trưng cho một năm thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Phật thủ: Bàn tay phật che trở cho cả gia đình.
  • Lê: Tượng trưng cho sự thành đạt thăng tiến trng năm.
  • Dưa hấu: Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
  • Thanh long: Tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc.
  • Sung: Thể hiện sự sung túc đủ đầy.

Cách bày mâm ngũ quả đẹp.

Muốn bày mâm ngũ quả đẹp chúng ta phải dựa vào văn hoá các miền.

Miền Bắc: Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên dành cho con người thể hiện sự sum vầy đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.

Miền Trung: Nếu người miền Bắc kiêng một số loại quả thì gười miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh…

Miền Nam: với người miền Nam, khi bày mâm ngũ quả, họ mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”, mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Một số hình ảnh mam ngũ quả 3 miền:

 

 

 

 

 

 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mâm ngũ quả ngày tết đã được thay đổi rất nhiều. hình thức không còn khuân mẫu như trước. Không phải là 5 quả mà thay và đó có thể là 7, 9 quả. Dù trái cây có thay đổi nhưng ý nghĩa của nó thì không thay đổi. Thể hiện một lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên của mình.

Có thể bạn quan tâm.

Mâm cỗ tuyền thống của người miền Bắc.

Cách làm mứt tết ngon dễ làm.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *