Trong bảng tuần hoàn hóa học thì Lưu huỳnh hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Lưu Huỳnh (S). Bài viết hôm nay chúng ta sẽ làm rõ hóa trị, nguyên tử khối, phân tử khối của Lưu Huỳnh mời các bạn cùng theo dõi.
Lưu Huỳnh là chất gì?
Lưu huỳnh còn có tên gọi khác là Sulfur, là một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu là S và có số nguyên tử là 16. Lưu huỳnh được xem là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và chúng được tìm thấy trong 2 axit amin. Trong thương mại, chúng được sử dụng trong phân bón hoặc dùng trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm
Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến. Nó không có mùi, không vị và nhiều hóa trị. Lưu huỳnh trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, có thể tìm thấy chúng ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Trong đó, lưu huỳnh đặc biệt không được ưa thích do mùi của nó. Nó có mùi như mùi mùi trứng ung. Mùi này thực ra là đặc trưng của sulfua hiđrô (H2S).
Tính chất hóa học của Lưu Huỳnh
S Tác dụng với kim loại và hidro
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
– Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (350oC)
– Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).
(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
S tác dụng với phi kim và hợp chất
S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.
Lưu huỳnh tác dụng với oxi:
Lưu huỳnh tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
Lưu huỳnh (S) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của S ?
Trong bảng tuần hoàn hóa học Lưu Huỳnh có :
- Lưu huỳnh ký hiệu là : S
- Số proton : 16
- Nguyên tử khối : 32
- Lưu Huỳnh hóa trị : II, IV, VI
- Vị trí: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
- Kí hiệu: 3216S1632S
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p41s22s22p63s23p4
- Độ âm điện: 2,58