koh-la-gi

Công thức hóa học KOH rất phổ biến trong các ths nghiệm hóa học cũng như phương trình hóa học mà các bạn cần phải cân bằng. Có thể bạn chưa hiểu hết KOH là gì? Chất gì? hay KOH là oxit gì? Cùng xem tính chất hóa học của KOH để giải các bài tập dễ dàng hơn nhé!

koh-la-gi
KOH là gì?

KOH là gì? Chất gì?

KOH là công thức hóa học của Kali hiđroxit, nó là một kiềm mạnh có tính ăn mòn, tên thông dụng là potash ăn da. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm, dễ dàng tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạp thành Kali cacbonat.
Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

Tính chất vật lý của KOH

  • KOH là chất rắn; màu trắng; không mùi.
  • Nhiệt độ sôi: 1327oC; nhiệt độ nóng chảy: 406oC.
  • Hòa tan khá tốt trong nước; tan trong rượu, glyxerol; không tan trong ete và NH3 lỏng.
  • Dễ hút ẩm, kkhi bị ướt để 1 thời gian sẽ tan thành dung dịch.
  • Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

Tính chất hóa học của KOH và KOH là oxit gì?

1) KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

2) KOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

3) KOH tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

4) KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

5) KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓

6) KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑

7) KOH hản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

Dấu hiệu nhận biết KOH

  • KOH Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
  • KOH Làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

 

Rate this post