CuO là công thức hóa học của Đồng Oxit có rất nhiều trong các phương trình hóa học mà các em gặp phải và những dấu hiệu nhận biết CuO trong phản ứng hóa học như CuO có màu gì? CuO là oxit gì?… Tất cả sẽ được làm rõ ở bài viết sau.
Xem thêm : CuO + H2SO4
Cuo Là gì?
CuO là công thức của đồng (II) oxit được tạo bới tạo bởi Cu (II) với nguyên tố oxi.
Công thức phân tử: CuO.
Công thức cấu tạo: Cu=O.
Tính chất hóa học của đồng oxit
a. Tác dụng với axít
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
b. Tác dụng với oxit axit
3CuO + P2O5→ Cu3(PO4)2
c. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO…
H2+ CuO H2O + Cu
CO + CuO CO2+ Cu
CuO là oxit gì? CuO màu gì?
CuO khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước vì vậy nó là Oxit bazơ nhé
- CuO là chất rắn, có màu đen
- Đồng (II) oxit là một oxit bazơ của đồng
- CuO không tan trong nước
- Nhiệt độ nóng chảy ở 1148ºC.
Công thức điều chế CuO
Đốt cháy kim loại đồng trong oxi: Cu + O2 → CuO
Nhận biết CuO bằng cách: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).
Ứng dụng Đồng (II) oxit
Trong thủy tinh,gốm
– Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.
– Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.
– CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.