cu-agno3

Phương trình phản ứng khi cho kim loại Đồng (Cu) tác dụng với dung dịch muối bạc Nitrat (AgNo3) sản phẩm sinh ra muối mới gì? Mời các bạn cùng theo dõi cân bằng phương trình hóa học giữa Cu + AgNo3 chi tiết nhất.

cu-agno3

Cu + AgNO3 viết phương trình hóa học.

Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2

trong đó

  • Cu : Đồng
  • AgNO3 : Dung dịch Bạc Nitrat
  • Ag : Bạc
  • Cu(NO3)2 : Dung dịch Đồng Nitrat

Điều kiện phản ứng : Không có

Hiện tượng nhận biết : Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh. Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch Bạc Nitrat và một phần đồng bị hoà tan tạo ra dung dịch Đồng Nitrat màu xanh lam. Có kim loại màu xác bám ngoài dây đồng.

Bài tập có chất Au và AgNO3.

Bài 1 :  Ngâm 1 lá đông trong dung dịch AgNO3. Sau 1 thời gian lấy ra thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1.52g. Khối lượng Cu phản ứng là

A. 0,64g B. 0,32g C. 6,4g D. 3,2g

Lời giải

Cu (x mol) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (2x mol)

mtăng = 108.2x – 64x = 1,52g ⇒ x = 0.01 mol ⇒ mCu = 0,64g.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3

(b) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng

(c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH

(d) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch NaOH

(e) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm

(f) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Lời giải

Chọn đáp án D

Bài 3 : Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Lời giải

Các phản ứng xảy ra:

Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag.

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu.

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

Chọn đáp án : B

Rate this post