ô tô chạy

Vật lý 8 chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ở chương 1 cơ học, ở bài 1 sẽ bắt đầu học về nội dung chuyển động cơ học, phương pháp giải bài tập để có thể xác định được một vật đang chuyển động hay đang đứng yên. Hi vọng ở bài viết này sẽ giúp các em nắm chắc được kiến thức để giải bài tập 1 cách nhanh nhất.

Khái niệm về chuyển động cơ học :

– Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

– Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

Ví dụ : Một người đứng quan sát ô tô trên đường, vị trí giữa ô tô và người đó thay đổi, như vậy ô tô đang chuyển động so với người đó. Nhưng vị trí của người đó với cột điện bên đường không thay đổi, vì vậy người đó đứng yên so với cột điện.

ô tô chạy

 

Tính tương đối của chuyển động

Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc (nhà cửa, cây cối, xe cộ, cột đèn….)

đoàn tàu

Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga, ta nói đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga

Các dạng chuyển động thường gặp

Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.

Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.

hình ảnh thực tế

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
1. Chuyển động cơ học

Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào?
Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
– Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
– Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

2. Tính tương đối của chuyển động

Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.

Bài tập vận dụng :

Câu 1 : Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Trả lời:

Ví dụ về chuyển động cơ học:

– Xe ô tô chuyển động trên đường, vật mốc là cột điện bên đường.

– Một chiếc thuyền trên sông, vật mốc là bến đò

câu 2 :

Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?

hình ảnh

Trả lời:

Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.

Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện.

Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Câu 3: Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :

Vật thể có thể là chuyển động …….(1)…….. nhưng lại là……(2)…….. đối với vật khác.

Trả lời:

(1) đối với vật này

(2) đứng yên.

Trên đây là lý thuyết, phương pháp giải và 1 số ví dụ về chuyển động cơ học, Hi vọng sẽ giúp được các em hoàn thành kiến thức 1 cách chuẩn nhất.

Xem thêm bài viết :

Công thức tính hiệu suất nguồn điện của vật lý 10,11

Công thức độc lập thời gian – vật lý 12

Điện trở dây dẫn là gì? công thức tính điện trở dây dẫn – vật lý 9

Nguyệt thực là gì? hiện tượng xảy ra nguyệt thực khi nào – vật lý 7

Rate this post