Định luật bảo toàn năng lượng là những khái niệm mà các e không thể vì nó là tiền đề cho những câu hỏi trắc nghiệm mà sử dụng trong các bài thi, bài trắc nghiệm khá nhiều. Để hiểu rõ định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng các bạn ôn lại bài tập này như sau:
- Công thức tính điện trở dây dẫn
- Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm
Định luật bảo toàn năng lượng
Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng như sau: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc chuyển từ vật này sang vật khác.
Bạn có thể hiểu như sau : Trong vũ trụ, tổng năng lượng không hề thay đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Rõ ràng con người không thể tạo ra năng lượng, mà họ chỉ biến chuyển các dạng năng lượng với nhau mà thôi.
Công thức định luật bảo toàn năng lượng
E = Ek+Ep+Ee+…= constant
Năng lượng là gì?
Trong Vật lý, năng lượng chính là một đại lượng vật lý, nó được chuyển đến một đối tượng để thực hiện một công trên hoặc làm móng cho đối tượng. Nói một cách đơn giản thì năng lượng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của vật và nó là số đo liên quan đến sự chuyển động vật chất. Chuyển động này bao gồm các hạt cơ bản và từ trường. Năng lượng là một đại lượng được bảo toàn và định bảo bảo toàn năng lượng cho biết năng lượng có thể được chuyển đổi thông qua rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nó không được tạo ra hoặc phá hủy.
Đơn vị dùng để đo năng lượng
Năng lượng được đo bởi rất nhiều đơn vị khác nhau, trong đó ta có: Jun (Joules hoặc J), calo, W, éc và BTU. Các đơn vị này sẽ được sử dụng tùy thuộc theo từng loại năng lượng và được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Nhờ có các đơn vị này mà chúng ta cũng dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi năng lượng từ đơn vị này sang đơn vị khác. Điều này cũng tương tự như việc chuyển khoảng cách đi bộ thành dặm và km.
W là đơn vị được sử dụng để đo công suất hoặc dòng năng lượng. Thông thường thì các thiết bị gia dụng sẽ đo công suất bằng W, số W càng cao thì thiết bị hoạt động càng mạnh và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
Các công thức liên quan định luật bảo toàn năng lượng
Công
A=F.s.cosα
(Chỉ áp dụng cho trường hợp lực không thay đổi và quỹ đạo thẳng)
Công suất trung bình
Cơ năng
W=Wt+Wd
Định luật bảo toàn cơ năng
Wd1+Wt1=Wt2+Wd2
(Cơ năng chỉ bảo toàn khi không có ngoại lực khống chế)
Công suất tức thời
Động năng
Liên hệ giữa động năng và công
ΔWd=Wd2–Wd1=Ap
(Công của ngoại lực F)
Thế năng trọng trường
Wt=mgz
Liên hệ giữa thế năng trọng trường và công
–ΔWt=Wt1–Wt2=Ap
Công của trọng lực.
Ap=mgh
(Khi vật đi lên thì thêm dấu “-“)
Thế năng đàn hồi
Liên hệ giữa thế năng đàn hồi và công
–ΔWt=Wt1–Wt2=AFdh