Thuật ngữ vận tải đường biển tiếng anh. Ngành xuất nhập khẩu là chuyên ngành rất quan trọng, nhất là trong xuất nhập khẩu đường biển. Đây cũng là ngành trở ngại lớn nhất đối với các học viên khi mới bắt đầu học và các bạn mới bắt tay vào công việc, trong ngành xuất nhập khẩu thường hay sử dụng tiếng anh là chủ yếu. Vậy những thuật ngữ vận tải đường biển là gì? Những câu đó được sử dụng trong trường hợp nào? với mục đích gì. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số thuật ngữ vận tải đường biển bằng tiếng anh, Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Dịch vụ xuất nhập khẩu bao gồm những gì?
Dịch vụ vận chuyển quốc tế:
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài: Proship cung cấp Dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như CNF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu) và CIF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu và mua bảo hiểm vận chuyển quốc tế cho hàng hóa xuất khẩu).
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam: Proship cung cấp Dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như EXW (Ex-works: lấy hàng tại kho Công ty xuất khẩu), FCA (Công ty xuất khẩu chịu phi chí vận chuyển nội địa ra cửa khẩu xuất khẩu) và FOB (Công ty xuất khẩu chịu chi phí để hàng sẵn sàng lên phương tiện xuất khẩu).
Dịch vụ kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu: Trong quá trình thực hiện Thủ tục hải quan, với các loại hàng hóa thuộc phạm vi kiểm tra chuyên ngành như xin giấy phép nhập khẩu tự động, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật,…khách hàng cần thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước.
Dịch vụ hải quan trọn gói:
Proship thực hiện hộ khách hàng các thủ tục, công việc sau:
– Hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu; kiểm tra mã HS Code; áp thuế; tạm tính tổng số tiền thuế; gửi bộ hồ sơ để Khách hàng ký tên đóng dấu, nhận hồ sơ tại địa chỉ của khách hàng
Đăng ký các thủ tục kiểm tra chuyên ngành; khai báo tờ khai hải quan xuất nhập khẩu thông qua phần mềm Ecus
– Liên hệ hãng tàu, đại lý hãng hàng không để nhận lệnh giao hàng – D/O, giấy ủy quyền nhận hàng
Nộp bộ hồ sơ xuất nhập khẩu và tờ khai hải quan tại cơ quan hải quan cửa khẩu xuất nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa)
– Thông quan hàng hóa; sắp xếp xe tải (nếu là hàng lẻ – LCL hoặc hàng air), xe container (nếu là hàng nguyên container – FCL) để giao hàng đến kho khách hàng; trả hồ sơ tận nơi và hoàn tất các công việc liên quan.
Dịch vụ vận chuyển nội địa: Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu hàng lẻ hay nguyên kiện Container, vận chuyển bằng xe máy, xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu vận tải ven biển hay kết hợp đa phương thức. Proship chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng phương án có lợi nhất về mặt thời gian/chi phí hoặc tối ưu giữa thời gian & chi phí.
Dịch vụ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Hội nhập toàn cầu là xu thế và vấn đề thuế xuất nhập khẩu được quan tâm hàng đầu trong các thương vụ, do đó C/O là loại chứng từ thực sự cần thiết (chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (ở Việt Nam do VCCI và Bộ Công thương cấp cho người xuất khẩu), người xuất khẩu gửi C/O đến người nhập khẩu để người nhập khẩu được Cơ quan hải quan xem xét miễn giảm thuế nhập khẩu, theo các hiệp ước mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu ký kết với nhau. Proship là đơn vị tư vấn chính xác, giúp khách hàng xác định mẫu C/O được sử dụng cho từng trường hợp, xác định tính hợp lệ của C/O (đối với hàng nhập khẩu), thủ tục làm C/O cho hàng xuất khẩu, xuất đi các nước.
Tìm hiểu thêm :
Thuật ngữ vận tải đường biển tiếng anh thường dùng nhất, cơ bản nhất.
– C.I.F: Viết tắt của cost, insurance and freight, là giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí.
– Container: Thùng, xe lớn đựng hàng hóa, Container port là cảng Container, To Containerize là chuyển hàng vào Container.
– Bill of lading: Vận đơn.
– Cargo: Hàng hóa được vận chuyển.
– C.&F: Viết tắt của cost and freight, nghĩa là giá hàng hóa và cước phí không bao gồm bảo hiểm.
– Certificate of origin (C/O): Chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Packing list: Phiếu đóng gói hàng.
– Customs: hải quan, thuế nhập khẩu. Customs declaration form là tờ khai hải quan.
– Declare: Khai báo hàng.
– F.a.s: viết tắt của free alongside ship, là chi phí vận chuyển hàng đến cảng không bao gồm chi phí chất hàng.
– Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời
– Irrevocable: Không thể hủy.
– F.o.b: Viết tắt của free on board, là chi phí vận chuyển và chí chất hàng lên tàu.
– Freight: Hàng hóa vận chuyển.
– Letter of credit (L/C): Tín dụng thư
– Merchandise: Hàng hóa mua bán
– Ship: Vận chuyển, Shipment: việc gửi hàng.
– Quay: Bến cảng.
– Wharf quayside: khu vực sát bến cảng.
– To incur: Chịu, bị, gánh, (tổn thất, chi phí, trách nhiệm…)
To incur losses: Chịu tổn thất
To incur punishment: Chịu phạt
To incur Liabilities: Chịu trách nhiệm
To incur a penalty: Chịu phạt
To incur expenses: Chịu chi phí
To incur debt: Mắc nợ
To incur risk: Chịu rủi ro
– Indebted: Mắc nợ, còn thiếu. Indebtedness: Sự mắc nợ, tiền nợ, công nợ.
Certificate of indebtedness là giấy chứng nhận thiếu nợ.
– Premium: Tiền thưởng, tiền bù, tiền đóng bảo hiểm, tiền khuyến khích, tiền bớt giá, hàng biếu thêm.
Premium for double option: Tiền cược mua hoặc bán
Premium for the call: Tiền cược mua, tiền cược thuận
Premium as agreed: Phí bảo hiểm như đã thỏa thuận
Premium for the put: Tiền cược bán, tiền cược nghịch
Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung
Premium on gold: Bù giá vàng
Exchange premium: Tiền lời đổi tiền
Extra premium: Phí bảo hiểm phụ
Export premium: Tiền thưởng xuất khẩu
Voyage premium: Phí bảo hiểm chuyến
Lumpsum premium: Phí bảo hiêm xô, phí bảo hiểm khoán
Hull premium: Phí bảo hiểm mộc, phí bảo hiểm toàn bộ
Insurance premium: Phí bảo hiểm
At a premium: Cao hơn giá quy định (phát hành cổ phiếu)
Net premium: Phí bảo hiểm thuần túy (đã khấu trừ hoa hồng, môi giới), phí bảo hiểm tịnh
Unearned premium: Phí bảo hiểm không thu được
Premium bond: Trái khoán cả thưởng khích lệ
– Loan: cho vay, cho mượn; Sự cho vay, cho mượn; tiền cho vay, công trái.
Loan at call: Khoản vay, tiền vay không kỳ hạn.
To raise a loan = To secure a loan: Vay nợ.
Loan on overdraft: Khoản vay chi trội.
Loan of money: Việc cho vay tiền.
Fiduciary loan: Khoản cho vay không bảo đảm.
Loan on interest: Khoản cho vay có lãi.
Loan on bottomry = Bottomry loan: Khoản vay cầm tàu.
Warehouse insurance: Khoản vay lưu kho, cầm hàng.
Call loan: Tiền vay, khoản vay không có kỳ hạn.
Unsecured insurance: Khoản vay không thế chất, không đảm bảo.
Loan on mortgage: Việc cho vay cầm cố.
Demand loan: Khoản vay hoặc sự cho vay không kỳ hạn.
Loan-office: Sổ giao dịch vay mượn, nhận tiền công trái.
Long loan: Khoản vay, sự cho vay dài hạn.
Short loan: Khoản vay, sự cho vay ngắn hạn.
To loan for someone: Cho ai đó vay.
Loan on security: Khoản vay, mượn có thế chấp.
To apply for a plan: Làm đơn vay tiền.
Trên đây là những thông tin cũng như thuật ngữ vận tải đường biển thông thường hay dùng, Trong quá trình học cũng như làm giấy tờ gặp khó khăn thì bạn hãy để lại câu hỏi cũng như thắc mắc của bạn bierelarue sẽ giải quyết trong giây lát.