Việc tính áp suất có vai trò rất quan trọng trong thực tế cuộc sống, vì vậy trong chương trình vật lý các công thức tính áp suất các em cần phải lắm thật kỹ. Đặc biệt là các công thức đường có trong bài tập như công thức tính áp suất chất lỏng, cách tính áp suất chất rắn công thức tính áp suất chất khí.

Bài viết liên quan : Công thức tính công suất hao phí

công thức tính áp suất

Áp suất là gì?

áp suất được hiểu là lực tác dụng vuông góc lên diện tích bị ép. Thông thường diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì sẽ sinh ra áp suất càng lớn.

Ký hiệu của áp suất

Áp suất được ký hiệu bằng P ( P là tên của nhà toán học, vật lý người pháp Pascal).

Đơn vị tính áp suất

Theo hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo của áp suất dựa theo đơn vị của lực trên bề mặt tác động đó là N/m².

Công thức tính áp suất

P = F/S

Trong đó:

  • P: là áp suất hay áp lực (N/m2).
  • F: là lực tác dụng (N).
  • S: là diện tích mà lực đã tác dụng vào (m2).

+ xem thêm : Công thức tính hiệu suất của nguồn điện

Công thức và cách tính áp suất chất lỏng, chất khí, chất rắn

Công thức tính áp suất chất lỏng

Áp suất của chất lỏng được tính bằng tích của trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng.

cong-thuc-tinh-ap-suat-chat-long

⇒ Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d . h

Trong đó

  • d : (N/m³) trọng lượng riêng của chất lỏng
  • h : (m) độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng
  • p : (Pa) áp suất của chất lỏng

Công thức tính áp suất chất Rắn

Áp suất chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích. Công thức tính áp suất chất rắn là:

P = F/S

Trong đó :

  • F : là áp lực ( N)
  • S : Là diện tích bị ép ( m² )
  • P : là áp suất ( n/m² = 1Pa)

Công thức tính áp suất chất khí

Áp suất không khí là áp lực gây ra bởi trọng lượng của không khí trên chúng ta . Công thức tính như của chất lỏng, người ta thường dùng đơm vị mmHg để ghi áp suất khí quyển.

P=F/S

Trong đó:

  • P: là kí hiệu của áp suất khí quyển (N/m2), (Pa), (Psi), (Bar),(mmHg)
  • F: là kí hiệu lực tác động lên trên bề mặt ép (N)
  • S: là kí hiệu của diện tích của bề mặt bị ép (m²)

Bài tập ví dụ

Ví dụ 1 :  Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m.

Lời giải

dap-an-cach-tinh-ap-suat-chat-long

 

 

 

 

 

Ví dụ 2 :  Có một bồn chưa nước cao 2,8 mét. Hiện tại mực nước dâng lên đang ở 2.5m. Hãy bái tính áp suất nước tại thời điểm này

Lời giải

Ta có chất lỏng trọng lượng H2O = 10.000 N/M3.

Chiều cao nước dâng H : 2,5m

=> P = 10.000 * 2.5 = 25.000 PA

Rate this post