các tính chất của phép chia

Các tính chất của phép chia ( Ký hiệu và Cách áp dụng ) Toán Học Lớp 4,5,6 bao gồm những tính chất nào? Ký hiệu gì đặc biệt và áp dụng cho những bài toán nào? Cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.

Tìm hiểu bài viết khác :

các tính chất của phép chia

Tính chất của phép chia

Tính chất Chia một hiệu cho một số

( a – b ) : c = a : c – b : c

– Phát biểu: Khi chia một hiệu cho một số, nếu số trừ và số bị trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia, rồi lấy hiệu của chúng.

Tính chất Chia một tổng cho một số

( a + b ) : c = a : c + b : c

– Phát biểu: Khi chia một tổng cho một số, nếu mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Tính chất Chia một tích hai thừa số cho một số

( a x b) : c = a : c x b = a x ( b : c )

– Phát biểu: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ), rồi nhân kết quả với thừa số kia.

Tính chất Chia một số cho một tích hai thừa số

a : ( b x c ) = a : b : c = a : c : b

– Phát biểu: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.

Tính chất Chia cho số 1

a : 1 = a

– Phát biểu: Mọi số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ.. khi chia cho 1 đều bằng chính số đó

Tính chất Chia cho chính số đó

a : a = 1

– Phát biểu: Mọi số tự nhiên khi chia cho chính nó đều bằng 1

Tính chất Phép chia có số bị chia bằng 0

0 : a = 0

– Phát biểu: Số 0 khi chia với mọi số đều bằng 0

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết ” Các tính chất của phép chia “ Hãy theo dõi những bài viết mới khác của chúng tôi nhé.

 

 

Rate this post