Ở chương trình tiểu học các em sẽ được làm quen về các dạng hình học cũng như bài toán liên quan từ đó giúp các em có khả năng tư duy logic một cách chặt chẽ nhất. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về kiến thức này, hãy cùng bierelarue khám phá rõ hơn trong bài viết Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng? sau đây nhé.

Bạn có biết :

Trung điểm của đoạn thẳng là gì?

Trung điểm của đoạn thẳng là điểm ở giữa đoạn thẳng, chia đoạn thẳng thành 2 đoạn thẳng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.

Ví dụ :

ta có đoạn thẳng AB, điểm M nằm trên AB và AM = MB. Vậy M chính là trung điểm của đoạn AB.

trung điểm của đoạn thẳng

Tính chất trung điểm của đoạn thẳng:

– Nếu M là trung điểm của AB thì MA = MB = AB/2

– Trung điểm của đoạn thẳng còn có tên gọi khác là điểm chính giữa của đoạn thẳng.

– Mỗi đoạn thẳng chỉ có duy nhất một điểm chính giữa.

– Mỗi đoạn thẳng có nhiều điểm nằm giữa.

– Trung điểm nằm giữa và cách đều 2 đầu mút của đoạn thẳng.

– Tính chất vecto của trung điểm:

Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì ta có:

với mọi điểm M bất kỳ.

Ví dụ: Trên tia Ox vẽ 2 điểm A và B sao cho OC = 3 cm, OB = 6 cm.

a) Điểm A có nằm giữa 2 điểm O và B không?

b) So sánh OA và AB.

c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? VÌ sao?

Hướng dẫn giải:

a) Trên tia Ox có: OA = 3 cm, OB = 6 cm => OA < OB

Mà hai điểm A và B cùng thuộc tia Ox tức là 3 điểm O , A và B thẳng hàng.

Vậy điểm A nằm giữa O và B.

b) Vì điểm A nằm giữa O và B nên:

OB = OA + AB => AB = OB – OA = 6 – 3 = 3 cm

=> OA = AB = 3 cm

c) Ta có:

A nằm giữa O và B

OA = AB = 3 cm

=> A là trung điểm của đoạn thẳng OB

Bài tập liên quan

Bài số 1

Vẽ đoạn thẳng AM = 7 cm . là điểm nằm giữa A và C, AC là 3 cm là trung điểm của . Tính BM.

Giải

Ta có C nằm giữa A và B nên AC + BC = AC + BC = AB; 3+ BC = 7 ; BC = 7 – 3 = 4 (cm)

Vì M là trung điểm BC nên BM = BC/2 = 4/2 = 2 cm

Bài số 2

Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm ; OB = 4cm.

a) Điểm A có nằm giữa hai điểm o và B không ?

b) So sánh OA và AB.

c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?

Giải

a) Điểm A nằm giữa O và B vì A và B đều nằm trên tia Ox và OA < OB.

b) Điểm A nằm giữa O và B nên :

OA + AB = OB;

AB = OB – OA = 4 – 2 = 2 (cm)

Vậy : OA = AB.

c) Điểm A là trung điểm của OB vì A nằm giữa O và B và OA = AB.

Bài số 3

Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB ? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau :

a) Cho biết IA = IB ;

b) Cho biết AI + IB = AB ;

c) Cho biết AI + IB = AB và IA = IB ;

d) Cho biết IA = IB = AB/2 .

Giải

Câu c), câu d) đúng.

1.7/5 - (3 bình chọn)