Hai số nguyên cùng dấu thì phép tính khá đơn giản với học sinh nhưng với số nguyên khác dấu thì các em cần nhớ quy tắc để ra phép tính cho đúng. Đây là những phép tính cơ bản nhưng nếu không chú ý sẽ có những nhầm lẫn ngay từ phép tính đầu tiên, dưới đây là quy tắc cộng, trừ, nhân, chia 2 số nguyên khác dấu mà các bạn cần phải nhớ nhé!
Những quy tắc cộng, trừ, nhân, chia hai số nguyên khác dấu có bài tập ví dụ.
Quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu.
+ Hai số nguyên khác dấu thì tổng của chúng bằng 0
Ví dụ : 8 + ( -8) = 0
+ Cộng 2 số nguyên khác dấu mà không đối nhau ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng tức là : Số lớn trừ số bé rồi đặt trước kết quả tìm kiếm dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ : 10 + (-6) = 4 , 8 + ( -10) = – (10-8) = -2
Quy tắc trừ 2 số nguyên
+ Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b thì kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.
Áp dụng công thức :
- a – b = a + ( -b)
- x = a – b thì x + b = a. Ngược lại, nếu x + b = a thì x = a – b.
Cách phát biểu bằng lời
- Một số hạng bằng tổng trừ số hạng kia
- Số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ
- Số trừ bằng số bị trừ trừ hiệu
Ví dụ : 5 – 7 = 5 + ( -7) = 2
Quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
Muốn nhân 2 số nguyên khác dấu ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ‘-‘ trước kết quả tìm được.
- Tích của một số nguyên với số 0 bằng 0
- Số âm x số dương = số âm
Ví dụ : 6 x (-3) = -18 , – 7 x 0 = 0
Quy tắc chia 2 số nguyên khác dấu
Muốn chia 2 số nguyên khác dấu ta chia giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ‘-‘ trước kết quả tìm được.
Kết luận : Hai số trái dấu có thương là số âm
Ví dụ : -10 : 2 = -5