Có rất nhiều người đã quên quy tắc cộng trừ, nhân chi số âm dương điều này không hề hiếm gặp. Bất kể ở trong trường hợp nào bạn cũng phải nhớ quy tắc cộng trừ số âm dương hay quy tắc nhân chia số âm dương nó không chỉ sử dụng nhiều trong trương trình học phổ thông mà trong thực thế phép cộng trừ, nhân chi số âm dương ngoài thực tế diễn ra thường xuyên đó nhé!
- Số 0 có phải số nguyên dương không
- Quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau
- Làm quen với phép tính số nguyên âm lớp 6
Các quy tắc cộng trừ, nhân chi số âm dương cần nhớ.
Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu’-‘ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong đấu ngoặc. Khi này dấu ‘+’ chuyển thành dấu ‘-‘ và ngược lại dấu’-‘ đổi thành dấu ‘+’.
- Nhưng khi bỏ dấu ‘+’ đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn được dữ nguyên.
VD : 20 -( 6+3-2) = 20 – 6 – 3 +2 = 13.
- Khi phép tính có dấu ngoặc nếu ta đặt dấu ‘-‘ đằng trước dấu ngoặc thì tất cả các số hạng ban đầu khi ta cho vào trong ngoặc đều phải đổi dấu. Lúc này dấu ‘+’ thành dấu ‘-‘ Và dấu ‘-‘ thành dấu ‘+’.
- Khi phép tính có dấu ngoặc nếu ta đặt dấu ‘+’ đằng trước dấu ngoặc thì tất cả các số hạng ban đầu khi cho vào trong ngoặc phải được dữ nguyên dấu.
VD: 20-2-2 = 20-( 2+2 ) = 16
Quy tắc chuyển vế đổi dấu
Nếu chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó dấu ‘-‘thành dấu ‘+’ và dấu ‘+’ chuyển thành dấu ‘-‘
VD : 6 + 8 + 7 = 21 khi chuyển vế 6 + 8 = 21 – 7
Cách cộng 2 số nguyên cùng dấu
+ Công 2 số nguyên dương chính là cộng 2 số tự nhiên
VD : 20 + 20 = 40
+ Cộng 2 số nguyên âm ta cộng 2 giá trí tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ‘-‘ trước kết quả.
(-6) + ( -5) = – ( 6+5) = -11
Cách cộng 2 số nguyên khác dấu
+ 2 số đối nhau có tổng bằng 0
VD : (-5) + 5 = 0
+ Muốn cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu 2 giá trị tuyệt đối của chúng số lớn trừ số bé rồi đặt trước kết quả dấu của số có gái trị tuyệt đối lớn hơn.
VD : – 20 + 10 = -(20-10) = -10 hay 20 + (-10) = 10
Cách trừ 2 số nguyên
+ Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b thì ta cộng a với số đối của b
a-b = a+ (-b)
VD : 4-2 = 4+ (-2)
Phép nhân 2 số nguyên
+ Muốn nhân 2 số nguyên khác dấu ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ‘-‘ trước kết quả.
VD : 6 x (-2) = -12
+ Muốn nhân 2 số nguyên cùng dấu ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ‘+’ trướ kết quả của chúng.
VD : -5 x (-3) = 15
Phép chia số nguyên
+ Thương của số nguyên dương luôn dương. Nếu cả 2 số chia và số bị chia đều là số nguyên dương thì giá trị phép chia là dương.
VD : 10 : 2 = 5
+ Thương của 2 số âm luôn dương. Nghĩa là nếu số bị chia và số chia đều là số nguyên âm thì giá trị phép chia luôn dương.
VD : -10 : (-2) = 5
+ Phép chia của một số nguyên dương và một số nguyên âm kết quả đều là số âm.
VD : 10 ; (-2) = -5