Người ta có thể gom các số hạng cùng dấu vào trong ngoặc để hình thành dấu ngoặc vậy khi phá dấu ngoặc thì sẽ theo quy tắc nào? Trong chương trình toán lớp 6 các bạn sẽ được tìm hiểu về quy tắc dấu ngoặc và quy tắc bỏ dấu ngoặc. Để nắm rõ được quy tắc phá ngoặc mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây:
Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “-” thành dấu “+” và dấu “+” thành dấu “-“. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Quy tắc hình thành dấu ngoặc
Khi hình thành dấu ngoặc , nếu ta đặt dấu ‘-‘ đằng trước dấu ngoặc thì tất cả các số hạng ban đầu khi cho vài trong ngoặc đều phải đổi dấu ‘-‘ chuyển thành cộng và ‘+’ chuyển thành ‘-‘
Chú ý :
Đặt dấu ngoặc để nhóm những số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
Thay đổi vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.
Theo biểu thức : a-b-c = a- (b+c)
Quy tắc bỏ dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc giữ nguyên.
Hình thành công thức phá ngoặc sau:
– (a – b) = – a + b
– (a + b – c) = – a – b + c.
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1 : Hãy tính và so sánh kết quả của:
a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13)
b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6
Lời giải:
a) 7 + (5- 13) = 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1
Vậy 7 + (5 – 13) = 7 + 5 + (-13)
b) 12 – (4 – 6) = 12 – (-2) = 12 + 2 = 14
12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14
Vậy 12 – (4 – 6) = 12 – 4 + 6
Ví dụ 2 : Làm các phép tính trong ngoặc sau
a) (-17) + 5 + 8 + 17; b) 30 + 12 + (-20) + (-12);
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440; d) (-5) + (-10) + 16 + (-1).
Lời giải
Đổi chỗ các số hạng trong tổng để hai số đối nhau đứng liền nhau.
a) (-17) + 5 + 8 + 17= [(-17) + 17] + (5 + 8)
= 0 + 13 = 13
b) 30 + 12 + (-20) + (-12)= [30 + (-20)] + [12 + (-12)]
= 10 + 0 = 10
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440= [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440]
= (-10) + 0 = -10
d) (-5) + ( -10) + 16 + (-1)= [(-5) + ( -10) + (-1)] + 16
= (-16) + 16 = 0
Đáp số: a) 13; b) 10; c) -10; d) 0.
Ví dụ 3 : Đơn giản các biểu thức sau đây:
a) x + 22 + (-14) + 52
b) (-90) – (p + 10) + 100.
Lời giải
a) x + 22 + (-14) + 52 = x + (22 – 14 + 52) = x + 60.
b) (-90) – (p + 10) + 100 = – 90 – p – 10 + 100 = (100 – 90 – 10) – p = 0 – p = – p.