anh em như thể tay chân

Cụm từ “anh em như thể tay chân” có nghĩa là mối quan hệ gần gũi, tự nhiên và sẵn sàng giúp đỡ nhau giữa những người bạn hoặc thành viên trong một nhóm. Nó cũng có thể biểu thị sự cam kết và tin tưởng giữa các thành viên. Từ “tay chân” thể hiện sự hợp tác và sự hỗ trợ nhau, tương tự như tay và chân là các phần của cùng một cơ thể, và cần hoạt động cùng nhau để thực hiện một hoạt động. Dưới đây là nội dung chi tiết, Mời các bạn cùng đón đọc.

Tìm hiểu thêm :

Anh em như thể tay chân là gì?

Anh em như thể tay chân là một trong hai vế của câu tục ngữ:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”

Từ đây có thể hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này như sau:

– Anh em như thể tay chân nghĩa là anh em như tay với chân, cả hai đều là bộ phận gắn liền trên cơ thể người, quan trọng như nhau và hỗ trợ cho nhau.

– Rách là chỉ lúc nghèo khổ thiếu thốn, lành là chỉ khi đầy đủ sung sướng đều đùm bọc, đỡ đần nhau.

Có thể thấy, đã là anh em một nhà, chảy chung một dòng máu thì phải gắn bó keo sơn, luôn yêu thương, quan tâm lẫn nhau, biết “rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Tuy hai mà một, phải biết san sẻ, đỡ đần nhau trong lúc ốm đau, hoạn nạn, khó khăn hay khi giàu sang phú quý cũng không bỏ nhau.

Tóm lại, câu ca dao trên thể hiện mối quan hệ khăng khít, gắn bó của anh em, dù giàu sang hay nghèo đói đều luôn phải yêu thương, trân trọng, giúp đỡ nhau.

anh em như thể tay chân

Câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân nói lên phạm trù đạo đức nào?

Lương tâm chính là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

Lương tâm tồn tại ở hai dạng, đó là: Lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, cho nên lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với từng cá nhân.

Để trở thành người có lương tâm, chúng ta phải luôn rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ, đây là điều rất, khó đòi hỏi mỗi người tự rèn luyện bồi đắp và đấu tranh với những khuyết điểm, mặt xấu trong tính cách mỗi người. Qua đó, biết tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của bản thân, bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người.

Từ những giải thích trên đây, có thể khẳng định, câu ca dao “anh em như thể tay chân” nói lên phạm trù lương tâm. Câu ca dao chính là lời răn dạy của cha ông về quan hệ anh em trong gia đình, phải có sự gắn bó, thân thiết, tương trợ lẫn nhau. Qua câu ca dao, chúng ta biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với những người anh, em của mình.

Mặt khác, anh em quan tâm giúp đỡ nhau không chỉ là lương tâm mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức. Đây là trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình mà mỗi người Việt Nam đã được nuôi dưỡng, dạy bảo từ thơ bé.

Đặt câu với cụm từ “anh em như thể tay chân”

– Ông bà ta có câu: “Anh em như thể tay chân” nên chúng ta phải yêu thương lẫn nhau như anh em một nhà.

– “Anh em như thể tay chân” là truyền thống quý báu của dân tộc.

– Mẹ vẫn hay nói với em: “Anh em như thể tay chân”. Vì thế hai anh em con phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được rõ câu tục ngữ, thành ngữ  “Anh em như thể tay chân” này. Hãy để lại bình luận nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Rate this post