giải thích câu tục ngữ

Câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ việt nam vô cùng phong phú giàu tình cảm chất chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Có thể nói những lời tâm tình giàu cung bậc thì tục ngữ lại là những khuôn vàng thước ngọc, là túi khôn của nhân loại. Vậy hôm nay bierelarue sẽ giới thiệu cũng như giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ” Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bạn có biết :

“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nghĩa là gì?

Câu nói “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là một tục ngữ Việt Nam. Nó có nghĩa là khi bạn làm một việc gì đó quá nhiều lần, nó sẽ trở nên tự động và dễ dàng hơn. Việc này tương tự như khi chúng ta nhai thức ăn nhiều lần, tay sẽ tự động nhai mà không cần suy nghĩ, hoặc khi tập luyện một kỹ năng đến mức nó trở thành thói quen và không cần phải suy nghĩ nhiều về việc thực hiện nó.

Cụm từ “tay quai miệng trễ” ám chỉ việc hành động trở nên chậm chạp, không chính xác và không linh hoạt khi bạn không thực hiện nó thường xuyên hoặc quên đi nó.

giải thích câu tục ngữ

Giải thích câu Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Ca dao là những lời tâm tình giàu cung bậc. Bên cạnh đó, tục ngữ lại là những khuôn vàng thước ngọc, là túi khôn của nhân loại. Thực vậy , kinh nghiệm thực tế đã giúp ông cha ta rút ra một chân lý, một nguyên tắc công bằng nhất:

“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

Qua cách nói ẩn dụ, câu tục ngữ nêu lên những hình ảnh giản dị mà gợi được ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh tay làm nói đến những con người chăm chỉ hay làm, tay quai chỉ con người lười biếng, ham chơi. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hàm nhai ý nói là có ăn, là có thu nhập để sống còn tai quai miệng trễ nghĩa là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có gì để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn. Qua hình ảnh giản dị ” hàm nhai” và “miệng trễ”, câu tục ngữ nói về cuộc sống đầy đủ và cuộc sống thiếu thốn của con người và nhân đó, khuyên ta phải chịu khó lao động, siêng năng làm việc để tạo cho mình cuộc sống ấm no. Đó là lời khuyên thật xác đáng. Thực tế cho thấy mọi thứ của cải vật chất, mọi phương tiện sinh hoạt của ta dùng đều được tạo ra bằng quá trình lao động của con người. muốn có cuộc sống đầy đủ sung túc ta phải làm việc,phải cật lực lao động ngày đêm., phải chịu thương chịu khó, một nắng hai sương như mọi người mới tạo ra được. bằng ngược lại, nếu ta lười biếng, không làm thì cuộc sống của ta sẽ thiếu thốn, gặp khó khăn, túng bần.

Trong xã hội có nhiều kẻ lười biếng không chịu làm thì xã hội đó sẽ lạc hậu, không thể tiến bộ được. Hơn nữa, câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc phân phối thành quả lao động của người xưa thật hợp lý. Có làm thì có hưởng,không làm thì không hưởng, điều đó thật là công bằng.

Câu tục ngữ cho thấy người xưa quan niệm rất đúng đắn về lao động.Biết rằng lao động là vất vả, gian khổ nhưng cũng thật tốt đẹp, cao quý. “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” một chân lý thật đơn giản mà ai cũng chấp nhận. do vậy, câu tục ngữ còn có tác dụng động viên mọi người lao động hăng say để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình được no ấm, an vui. Mặc khác, câu tục ngữ còn có tác dụng răn đe thói lười biếng sẽ dẫn đến hậu quả thảm hại, phải chịu đói nghèo. Ước mơ một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc là ước mơ của mọi người nhưng đối với kẻ lười biếng chỉ là điều viển vông.

Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ điều đó. Người nông dân cần cù quanh năm lao động cực nhọc trên đồng ruộng. người công nhân trong nhà máy ngày đêm vất vả lao động sáng tạo đẻ cho sản phẩm ngày càng một hoàn thiện, được nhiều người ưa thích, cuối cùng kết quả tốt đẹp đã mỉm cười với họ. Trong khi đó, nhà nông lười lao động, chỉ lo ăn chơi chỉ chú ý đến ruộng vườn; người công nhân làm việc chỉ trông cho chóng hết giờ thì rất dễ nhận lấy hậu quả tai hại. Cuộc sống đói nghèo sẽ đeo đẳng họ mãi. Trong xã hội mỗi người mỗi việc để tạo ra sản phẩm và trao đổi lẫn nhau. Từ đó, họ sẽ có cuộc sống được phong phú, nâng cao.

Đến đây, chắc hẳn ta đã hiểu sâu sắc lời dạy của ông cha ta. Có lao động mới có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Lao động rất cần thiết, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Do vậy, lao động là thước đo đạo đức, phẩm chất, thước đo tình cảm và năng lực con người.

Càng hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, ta càng phải rèn luyện thói quen lao động, kĩ năng lao động. Ta phải ý thức rõ rằng muốn tồn tại, muốn hạnh phúc phải lao động. Thật là vẻ vang cho những ai sống bằng chính sức lao động của mình. Đó là lẽ công bằng của một xã hội lý tưởng. Câu tục ngữ trên là một nhận định đúng đắn về thái độ đối với lao động. Hiểu được giá trị mà lao động mang lại, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân ngoài xã hội phải ra sức chăm chỉ làm việc để có cuộc sống ấm no; đồng thời qua lao động rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức. Tóm lại,câu tục ngữ “tai làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là một chân lý muôn đời, dù cho khoa học có thể giải phóng một phần sức lao động con người thì những reboot vẫn không hoàn toàn có thể thay thế được con người lao động.

Một số câu tục ngữ liên quan đến Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ

1 Người có lúc vinh, lúc nhục.

2. Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.

3. Tốt danh hơn lành áo.

4. Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.

5. Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

6. Chết giả mới biết dạ anh em.

7. Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.

8. Hết tiền tài, hết tiểu nhân

9. Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người.

10. Anh hùng đa nạn, hồng nhân đa truân.

11. Thấy có thóc mới cho vay gạo.

12. Biết đâu mà há miệng chờ ho.

13. Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối.

14. Giận mất khôn, lo mất ngon.

15. Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.

 

Rate this post