ý nghĩa câu tục ngữ

Những người có quan hệ máu mủ, hay có quan hệ huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã khuyên chúng ta phải xem trọng người thân của mình. Đồng thời cũng đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau. Vậy chúng ta cùng nhau đi phân tích và làm rõ ý nghĩa dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm :

Tại sao nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”?

Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” của ông cha ta muốn nói lên tầm quan trọng của người thân, gia đình. Gia đình là nơi luôn che chở, bao bọc cho ta, là bến đỗ quay về những khi ta gặp khó khăn, trắc trở. Người thân trong gia đình sẽ luôn bên cạnh và giúp đỡ bạn, hy sinh, lo lắng cho bạn vô điều kiện.

Không chỉ vì chảy chung một dòng máu mà mọi người trong gia đình gắn kết với nhau. Đó còn là vì sự gần gũi, tiếp xúc mỗi ngày, tiếp thu nền giáo dục, dạy dỗ giống nhau từ cha mẹ, ông bà…

Người “chung dòng máu” khác với những người xa lạ, hay những “ao nước lã” mà chúng ta sẽ gặp vô số lần trong đời. Sẽ có những người tốt, những người xấu, nhưng không ai hy sinh vô điều kiện cho bạn cả. Đôi khi, những cám dỗ và lợi ích làm họ sẵn sàng đánh đổi tình cảm dành cho bạn.

Thực tế đúng như vậy. Khi bạn gặp chuyện, người lo lắng cho bạn nhất luôn là người thân trong gia đình, họ sẽ làm tất cả mọi thứ để giúp đỡ bạn. Còn người ngoài chỉ có thể đồng cảm và chia sẻ niềm thương tiếc với bạn mà thôi. Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng không thể thay thế được.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn còn đó những trường hợp vì lợi ích mà vứt bỏ tình thân. Đứng trước cám dỗ của đồng tiền và quyền lực, không phải ai cũng vững tâm không thay lòng đổi dạ. Chuyện anh em quay lưng với nhau không còn là chuyện lạ. Ngay cả trong những truyện cổ tích ngày xưa như “Ăn khế trả vàng” cũng đã đề cập đến vấn đề này.

Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải biết giữ gìn tình cảm gia đình. Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” đề cao tình nghĩa giữa những con người cùng chung huyết thống với nhau nhưng đồng thời cũng răn dạy ta cần phải trân quý tình cảm này, luôn xem trọng và chăm chút cho nó. Chúng ta cần phải có cách cư xử đúng đắn với gia đình, họ hàng thân thích.

Bên cạnh đó, không vì thế mà xem nhẹ các mối quan hệ khác xung quanh bạn. Ngoài gia đình thì đồng nghiệp và bạn bè cũng là những người rất quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi họ còn thấu hiểu ta hơn cả những người ruột thịt. Mặc dù coi trọng huyết thống nhưng chúng ta cũng cần trân trọng những mối quan hệ này.

ý nghĩa câu tục ngữ

Phân tích câu tục ngữ

Chúng ta thật may mắn khi bên mình vẫn còn những người anh chị em, họ hàng, gia đình thân thiết, là hành trang, là kỷ niệm chúng ta nên trân trọng điều đó, vì những người đó luôn bên ta, yêu thương ta vô điều kiện, còn những người ngoài xã hội kia có điều kiện mới yêu thương ta. Đã có câu tục ngữ dân gian muốn phác họa lên điều đó, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” là để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, có thể thay đổi thành hành động tích cực hơn.

Câu nói có hàm ý thật sâu rộng, ở đó có đề cập đến trong toàn câu là quan hệ với những người thân trong gia đình, mối quan hệ với xã hội. Tác giả dân gian đã khéo léo miêu tả đến “một giọt máu đào” một hình ảnh vô cùng đẹp, hình ảnh ấy vô cùng ý nghĩa mỗi khi chúng ta nhắc đến, ta trân trọng từng giọt máu của mình của người vì nó có giá trị vô cùng to lớn với cuộc sống của mỗi người, quyết định sinh mệnh của một ai đó. Còn ở đây, trong chính câu nói này nó cũng muốn chỉ đến chính là những người anh em cùng cha, cùng mẹ, cùng dòng họ với chúng ta, cùng chung dòng máu, huyết thống. Còn ngược lại “ao nước lã” thì có thể hiều đơn giản là những con người ngoài xã hội, dù có gần gũi yêu thương ta, nhưng vẫn không mang huyết thống thì vẫn sẽ “khác máu tanh lòng”. Sự so sánh một lần nữa xuất hiện ở đây, từ “hơn” chính là muốn thể hiện điều đó. Điều đó đã nói lên rõ nhất những suy ngẫm, chứa đựng trong đó là kinh nghiệm của ông cha ta khi suy nghĩ về vấn đề này.

Còn chúng ta, có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?. Con người luôn cần biết trân trọng những người anh em, họ hàng vì họ là một phần trong cuộc đời chúng ta, không có họ thì dường như cuộc đời ta không trọn vẹn, ta không biết được nguồn cội, không hiểu được những kiến thức truyền thống quý báu, giá trị của tình yêu thương gia đình đầm ấm nó to lớn đến đâu,..Và thực tế trong xã hội không ít ví dụ về tình thân đa phần sẽ hơn tình người dưng, như khi chúng ta gặp những chuyện không may, chuyện bất trắc, thì người nhà sẽ là người đầu tiên cảm thấy bất an, xắn tay vào lo thay cho ta, giúp chạy vạy để giúp ta, còn người dưng có khi chỉ đến an ủi vài câu, xuýt xoa rồi ngắm nhìn, rồi bỏ đi lạnh lùng, thờ ơ. Rồi khi những cơn thiên tai ập đến, cùng chịu một cơn bão, thì “thân ai người đó phải tự lo”, chỉ có thể nhờ vả người ngoài chút ít, nhưng người trong nhà thì ngược lại họ có thể sẵn sàng hy sinh cho ta được an toàn hơn. Hay khi ta có những thử thách quan trọng, ta luôn tìm thấy ở người thân luôn là người đầu tiên động viên, khích lệ ta cho ta động lực chinh phục điều đó trong khi có thể bị người ngoài động viên dò hỏi, không thật tâm, khích bác, dè chừng, đấu đá khắc nghiệt, mệt mỏi.

Câu tục ngữ này đúng bởi vì tất cả những điều đó, người thân của chúng ta lúc nào cũng thương yêu ta, hết lòng giúp đỡ không kể khổ, vì người khác có thể bỏ bạn đi khi mà họ chán, nhưng với anh em dù có xích mích đến cỡ nào, vẫn còn tình cảm tự nhiên, thuần khiết nhất, nhiều kỷ niệm với ta nhất, nên chẳng thể để bạn một mình đối chọi, tuyệt đối muốn bảo vệ, che chở bạn.

Nên điều đơn giản, nếu cho bạn chọn giữa anh em và người bạn, người yêu của mình thì dù quyết định ấy rất khó khăn, vì bạn yêu mến cả hai, nhưng nếu phải buộc phải chọn, ta nên chọn gia đình bởi chỉ ở đó, bạn mới được che chở, yêu thương, những con người đó luôn thật lòng với ta hơn người ngoài, nên hãy suy nghĩ cho thật kỹ, vì ta chưa biết được tương lai sẽ như thế nào, và ta phải chấp nhận những điều “bất trắc” bất cứ lúc nào nếu chọn sai. Nếu bị lầm lũi, mù quáng bởi những điều lợi ích bản thân trước mắt, dẫn đến không xem trọng họ hàng, những người như thế thật đáng trách. Và cũng chỉ khi ta biết sống có tình, có nghĩa, đối xử tốt với người thân cận, ta mới đạt đến những điều tốt hơn, là biết yêu thương người khác.

Vì thế, ta cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về tình cảm gia đình, để từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong đó, vừa phải hiếu thảo, tôn trọng, học hỏi từ người lớn, bậc sinh thành trong gia đình, điều đó vừa là lưu giữ truyền thống quý báu của dân tộc, bên cạnh đó, phải biết làm tròn bổn phận của cá nhân với xã hội, đó là vừa rèn luyện sức khỏe, học tập, biết giúp đỡ người khác để cống hiến đúng sức lực. Người lớn trong gia đình có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, để làm cho gia đình đúng là cái nôi của xã hội, còn xã hội cũng có trách nhiệm là nâng cao chất lượng giáo dục của tất cả để đưa những đứa trẻ mồ côi, những người yếu kém, thiệt thòi hơn, thiếu thốn tình cảm có thể được bao bọc, chở che, tạo nên một xã hội toàn diện.

Câu tục nghĩa mang nặng ân tình với tình cảm huyết thống đó chính là điều đẹp đẽ nhất mà ta có thể cảm nhận được trong dòng chảy của truyền thống của dân tộc, thấm đượm trong đó. Ta phải biết giữ gìn lưu giữu những truyền thống đó, Nhưng cũng nhấn mạnh được đừng quên tình cảm, trách nhiệm của ta với mọi người trong xã hội, đưa xã hội đi lên từng ngày.

Những thông tin ở bài viết sẽ giúp các bạn có được cách giải thích hay cho câu tục ngữ việt nam, Hãy để lại bình luận nếu còn thắc mắc.

 

5/5 - (1 bình chọn)