Đơn vị đo khối lượng là gì? Bảng đơn vị đo ki lô gam ( Lớn hơn, Nhỏ hơn ki lô gam ), Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị đo khối lượng ki lô gam ? Mời các em cùng theo dõi.
Bạn có biết :
Đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị đo khối lượng có thể hiểu là 1 đơn vị dùng để cân một vật nào đó, và đối với độ lớn khối lượng. Chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo khối lượng tương ứng nhằm miêu tả độ nặng của vật đó.
Ví dụ: một bao tải đựng gạo cân nặng là 50Kg thì trong đó 50 là khối lượng. Và kg đó là đơn vị đo khối lượng.
Ví dụ: Đơn vị độ dài là ki-lô-mét, cm và mét. Chiều dài của bàn là 2,5 mét và chiều rộng của bàn là 0,5 mét. Một cậu bé với chiều cao 1,6 mét.
Vì vậy, có thể hiểu đơn vị đo khối lượng là đơn vị dùng để đo khối lượng của một vật cụ thể mà chúng ta thường sử dụng cân để đo khối lượng của vật. Sau đó, đối với độ lớn của khối lượng, sử dụng đơn vị đo khối lượng thích hợp để mô tả trọng lượng của vật.
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là gì?
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là kilogam (kg)
Bảng đơn vị đo khối lượng
Bảng đơn vị đo khối lượng được sắp xếp từ trái sang phải theo thứ tự lớn đến nhỏ.
– Tấn: cách gọi là tấn;
– Tạ: cách gọi là tạ;
– Yến: cách gọi là yến;
– Kg: cách gọi là ki lô gam;
– Hg: cách gọi là héc tô gam;
– Dag: cách gọi là đề ca gam;
– g: cách gọi là gam.
Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng:
Việc ghi nhớ các đơn vị đo khối lượng có thể xây dựng trên logic toán học. Các quy tắc được thiết lập giúp chúng ta xác định mối liên hệ giữa các đơn vị chính xác hơn. Đồng thời ghi nhớ nhanh chóng và lâu dài với giá trị tương ứng trong quy đổi các đơn vị đo khối lượng.
Nguyên tắc ghi nhớ:
– Trước tiên, cần tiếp xúc với tên gọi của các đơn vị đo khối lượng đang được sử dụng. Để có thể chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì các bạn cần nắm các quy tắc như sau:
– Xác định thứ tự của các đơn vị đo khối lượng theo chiều sắp xếp từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại. Ví dụ, các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé là: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g. Theo thứ tự đó, các giá trị liên hệ được thể hiện:
+ Mỗi đơn vị đo sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó.
Ví dụ: 1kg = 10hg, 1 tạ = 10 yến, 1 tấn = 10 tạ = 100 yến =1000kg.
Như vậy, ta cũng quy đổi được giá trị của các đơn vị không liền kề. Ví dụ như 1 tấn = 1000 kg, 1 tạ = 100 kg. Việc làm quen dần với các đơn vị và thực hiện quy đổi sẽ giúp ta nhớ chúng lâu hơn.
Đây là việc thực hiện quy đổi từ các đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn. Nếu thực hiện quy đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn, vẫn đảm bảo nguyên tắc trên ta có:
+ Đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó. Phải xác định giữa các đơn vị liền kề nhau theo thứ tự từ phải qua trái. Như vậy, ta cũng có thể dựa vào đó để xác định quy đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn không liền kề.
Ví dụ: 1 tạ = 1/10 tấn, 1 yến = 1/10 tạ = 1/100 tấn, 1kg= 1/10 yến.
Như vậy, cách ghi nhớ sẽ là:
+ Khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo nhỏ liền kề thì chỉ cần nhân số đó với 10.
Ví dụ: 3kg = bao nhiêu hg? => Lời giải: 3kg = 3×10=30hg
Nếu các đơn vị đo không liền kề, khi làm quen chúng ta cũng xác định được giá trị quy đổi. Theo quy tắc gấp 10 lần đó, ta có thể xác định 1 tấn = 1000 kg.
+ Khi đổi từ đơn vị đo nhỏ sang đơn vị đo lớn liền kề thì chỉ cần chia số đó với 10. Làm tương tự theo cách ngược lại để tìm ra các giá trị tương ứng giữa các đơn vị đo.
Ví dụ: 20 yến = bao nhiêu tạ? => Lời giải: 20 yến = 20/10 =2 tạ
Một số lưu ý khi chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
Nội dung trên người viết đã cung cấp danh sách bảng đơn vị đo khối lượng cho bạn đọc. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi thực hành chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
Các bạn cần lưu ý rằng đối với một đơn vị đo khối lượng này sẽ gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng ở sau nó. Và như vậy đơn vị ở đằng sau càng xa thì bạn cứ gấp 10 lần lên cho đến đơn vị cần chuyển đến. Các bạn cần đảm bảo chính xác để tránh gặp sai sót.
Ví dụ minh họa: 1 tấn = 10 tạ; 1 tấn = 100 yến; 1 tấn = 1000 kg;…
Tóm lại, Mỗi đơn vị sau bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10: