Giấy rách phải giữ lấy lề có nghĩa là gì? Câu tục ngữ này thể hiện phẩm chất gì? ý nghĩa của câu tục ngữ này ra sao? Bạn hiểu gì về câu tục ngữ Việt Nam. Hi vọng những thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc mà bản thân đang gặp phải, Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu thêm bài viết :
Đức tính của câu tục ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề
Thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” nhấn mạnh đến đức tính kiên trì, quyết tâm và bền bỉ. Khi đối mặt với những khó khăn, thử thách hay trở ngại, chúng ta không nên nản chí hay bỏ cuộc mà cần phải giữ vững tinh thần, quyết tâm vượt qua để đạt được mục tiêu của mình.
Đức tính này được coi là rất quan trọng trong cuộc sống, giúp chúng ta có thể đối mặt với những trở ngại và thách thức của cuộc sống một cách kiên cường, bền bỉ và không bỏ cuộc. Điều này giúp ta trở nên mạnh mẽ, tự tin và đạt được những thành công trong cuộc sống.
Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa là gì?
Câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề” mà chúng ta vẫn thường nghe có ngữ nghĩa biểu trưng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.
Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời. Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.
Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.
Giải thích câu tục ngữ việt nam Giấy rách phải giữ lấy lề
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giấy rách: là những tờ giấy đã bị biến dạng so với trạng thái nguyên vẹn ban đầu vốn có của nó. Nghĩa bóng ở đây chỉ những điều thiếu thốn, chưa hoàn hảo, vẹn tròn của con người trong cuộc sống.
Lề: Lề mang nghĩa đen chỉ bộ phận gắn kết giữa giấy vào quyển vở, có vai trò cố định và làm cho quyển vở đẹp đẽ; nghĩa bóng chỉ khí chất, cốt cách tốt đẹp vốn có của con người.
→ Câu nói khuyên nhủ con người: dù bạn có lâm vào hoàn cảnh nào, dù bạn còn nhiều khuyết điểm nhưng hãy luôn giữ cho mình một nhân cách cao đẹp, bạn đều xứng đáng được tôn trọng, yêu thương.
b. Phân tích
Trong xã hội sẽ có người giàu, kẻ nghèo, nhiều giai cấp khác nhau; mỗi người một cá tính, một phẩm hạnh. Nhưng bất cứ con người nào, hoàn cảnh sống nào mà ta vẫn giữ được cho mình cốt cách thanh tao thì đều đáng được tôn trọng, yêu quý.
Xã hội này sẽ trở nên suy thoái nếu con người sống không có đạo đức, vô nhân tính; xã hội sẽ phát triển tốt đẹp; giàu tình yêu thương nếu con người biết hướng đến những điều tốt đẹp.
Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ gìn bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta dễ gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu trong xã hội mọi người đều có ý thức được điều này thi xã hội sẽ tiến bộ, văn minh và tươi đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người sống có lòng tự trọng, tự tôn để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được giá trị của bản thân mình, thậm chí là sẵn sàng bán rẻ bản thân để đạt được những lợi ích, giá trị vật chất trước mắt,… Những người này thật đáng bị chỉ trích.
e. Liên hệ bản thân
Mỗi người cần phải nhận thức được giá trị của bản thân mình, tích cực rèn luyện, trau dồi bản thân thật tốt cũng như không để những cám dỗ của cuộc sống làm ảnh hưởng đến ta. Sống và làm việc với những nhân cách cao đẹp nhất.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề.
Giải thích câu tục ngữ
Việt Nam – một đất nước giàu giá trị truyền thống. Những câu tục ngữ đã đúc kết từ những kinh nghiệm mà cha ông ta đã để lại trong cuộc sống. Một trong số đó là câu: “Giấy rách phải giữ lấy lề”.
Xét về nghĩa đen, có thể hiểu rằng quyển sách hay vở dù có tờ bị rách nhưng vẫn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách. Còn xét về nghĩa bóng, ông cha ta đã lấy hình ảnh “giấy” để ẩn dụ cho số phận, cuộc đời con người. Giống như số phận có nghèo khó, cuộc đời có lo toan vất vả thì cũng đừng để mất đạo đức, lòng tự trọng của bản thân. Chúng ta cũng có thể liên tưởng đến câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Dù ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì cũng phải có lòng tự trọng, không được đánh mất bản thân.
Phẩm chất đạo đức là điều cần có của mỗi con người. Tuy nhiên đâu đó trong cuộc sống ta vẫn thấy những con người mà nhân cách, phẩm chất của họ bị tha hóa, biến chất. Trong cái guồng quay của cuộc sống cơm áo gạo tiền, của xã hội thì điều đó cũng là dễ hiểu. Bên cạnh đó còn có những người chỉ sống bằng hình thức bên ngoài, chạy theo những thứ vật chất xa hoa mà bỏ qua cả nhân cách đạo đức của bản thân. Họ sẵn sàng đánh đổi phẩm chất đạo đức, những điều cốt lõi của bản thân để chạy theo đồng tiền. Sự tha hóa này không phải chỉ mới bắt đầu mà nó đã bắt đầu từ thời xa xưa khi sự cạnh tranh xuất hiện. Thế mới thấy, không phải cái gì cũng tốt đẹp, người thông minh nhưng chưa chắc có đạo đức, người xinh đẹp cũng chưa chắc có nhân cách đẹp. Đừng nên nhìn mọi thứ chỉ bằng vẻ bề ngoài của nó bởi ta làm sao biết bên trong nó đã mục rữa, thối nát như thế nào. Cũng đừng đổ lỗi cho số phận, cho hoàn cảnh khi mà bản thân đã không giữ được phẩm chất đạo đức cũng như nhân cách sống.
Một xã hội văn minh, tiến bộ hay không phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người có nhân cách, đạo đức, lối sống đẹp thì sẽ góp phần làm cho xã hội phát triển, tươi đẹp hơn. Lời răn dạy của cha ông ta luôn là những lời khuyên răn vô cùng quý báu đặc biệt là với những người có nhân cách đạo đức kém. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, môi trường nào chúng ta cũng luôn phải nhớ đến lời răn dạy này của cha ông. Cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa, giá trị truyền thống có như vậy mới giữ được “cái lề” của đất nước văn minh của xã hội hiện đại.
Lời răn dạy của cha ông ta hoàn toàn đúng đắn. Bài học làm người vô cùng quý báu của thế hệ đi trước dành cho thế hệ con cái sau này.