Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng có ý nghĩa gì? Giải thích câu tục ngữ chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức cũng như những bài học quý báu của ông cha ta đã đúc kết và truyền lại cho con cháu đời sau. Để có thể hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, Hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới bài viết này nhé.
Tìm hiểu thêm :
- Cái nết đánh chết cái đẹp được hiểu như thế nào?
- Ăn coi nồi ngồi coi hướng có ý nghĩa gì?
- Trách mình trước, trách người sau là gì?
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Nghĩa đen:
Với câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. “Mực” vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. “Đèn” là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. “Gần mực thì đen” tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. “Gần đèn thì rạng” tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.
Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ, ý muốn nói ở gần sự vật nào thì dễ bị tác động bởi sự vật ấy.
Nghĩa bóng
Thông qua những sự vật giản dị, ông cha ta đã truyền tải những thông điệp vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống. Mực ở đây ẩn dụ cho những tác động xấu của môi trường bên ngoài, bao gồm những cá nhân có những thói hư tật xấu, gia đình không êm ấm hạnh phúc, cha mẹ không yêu thương con cói, bạn bè không chăm chỉ học hành. “Gần mực thì đen” ý muốn nói, nếu như ở trong một môi trường không tốt, với những con người có lối sống không lành mạnh thì dễ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. “Đen” ở đây nghĩa là những điều không tốt. Khi ở trong một môi trường như vậy ta dễ dàng chịu ảnh hưởng, cuối cùng sẽ trở thành những người như họ.
Ngược lại với mực là đèn, trong khi mực chỉ mang lại sự tối tắm tiêu cực, thì đèn lại tượng trưng cho những điều tốt đẹp, một môi trường sống lành mạnh với những cá nhân có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, tài năng cũng như luôn biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ở trong một môi trường như vậy, ta dễ dàng chịu những tác động tốt để từ đó phát triển và hoàn thiện bản thân.
Ý nghĩa của câu tục ngữ
Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.
– Dẫn chứng:
Mẹ của Mạnh Tử ba lần chuyển trường học cho con.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”.
– Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị
Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.
Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.
Giải thích câu tục ngữ
Con người thường hay chịu tác động từ yếu tố môi trường xung quanh. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” gửi gắm đến một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có hai nét nghĩa. Về nghĩa đen, “mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó, câu tục ngữ muốn k huyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
Bác Hồ chính là một dẫn chứng điển hình. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi – người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi…
Con người cần phải hiểu được rằng cần phải giữ được nhân cách cao đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể thấy đây là một lời khuyên giàu giá trị, ngay cả trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Họ có lối sống lệch lạc, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Điều đó thật đáng lên án và tránh xa.
Với một người học sinh, chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Việc học tập phải luôn được đặt lên đầu tiên, để từ đó xây dựng một con đường tương lai vững chắc.
Dù trải qua thời gian, nhưng tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng như vậy.